»

Chủ nhật, 05/05/2024, 10:57:38 AM (GMT+7)

Tăng cường quản lý chất thải rắn, giảm chất thải nhựa tại các đô thị

(13:23:29 PM 06/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Ngày 4/11, tại Hà Nội, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức Hội nghị “Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị”.

 Tăng[-]cường[-]quản[-]lý[-]chất[-]thải[-]rắn,[-]giảm[-]chất[-]thải[-]nhựa[-]tại[-]các[-]đô[-]thị

Ảnh: IE

 

Tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi đã đưa ra lời kêu gọi hành động và khuyến khích 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc cùng tham khảo, thử nghiệm các mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu chất thải nhựa tại các địa phương. Hội nghị là cơ hội để lãnh đạo tại các địa phương trên toàn quốc cùng chia sẻ, thảo luận về kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa. "Sự chủ động và hành động quyết liệt của các địa phương trong việc xây dựng các mô hình quản lý rác nhựa ở cấp địa phương không chỉ giúp tạo ra môi trường trong sạch cho người dân, giảm ảnh hưởng đến các ngành kinh tế như du lịch, giao thông, thuỷ sản... mà còn góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội bền vững tại địa phương, hiện thực hóa các kết quả và mục tiêu quốc gia đã đề ra", ông Tạ Đình Thi khẳng định.
 
Các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận về những đóng góp cũng như kinh nghiệm của các địa phương trong việc triển khai quản lý chất thải rắn sinh hoạt, rác thải nhựa, trong đó vai trò nòng cốt của các đô thị được đánh giá như là một giải pháp hiệu quả nhằm làm giảm ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.
 
Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Nguyễn Đức Toàn cho biết, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong nỗ lực chung nhằm ngăn chặn ô nhiễm nhựa đại dương, Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương đã phối hợp cùng với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện nhiều giải pháp thông qua các dự án, các chương trình hành động cụ thể. Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” được phê duyệt và triển khai từ năm 2020 tại 10 khu vực ở 9 tỉnh, thành phố đã thu được những kết quả quan trọng thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn, thực hiện các chính sách ưu tiên liên quan đến chất thải nhựa, các hoạt động tăng cường năng lực, đào tạo, bồi dưỡng, truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa.
 
Theo Cục trưởng Nguyễn Đức Toàn, Chương trình Đô thị giảm nhựa đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018 nhằm thúc đẩy sáng kiến Mô hình Đô thị giảm nhựa (PSC) – một sáng kiến toàn cầu của WWF. Đến nay, có 10 địa phương của Việt Nam đã ký cam kết với WWF để cải thiện công tác quản lý, thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu chất thải nhựa theo mô hình PSC. Các hoạt động của Dự án trong thời gian qua đã đóng góp hiệu quả, thiết thực cho việc triển khai Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Bảo vệ môi trường 2020; Kế hoạch hành động quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương và Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. 
 
Phát biểu tại Hội nghị, ông Prasanna De Silva, Giám đốc Điều hành WWF Quốc tế cho biết: Từ khi bắt đầu triển khai chương trình Đô thị giảm nhựa tại Việt Nam (năm 2018), đến nay đã có chín địa phương cam kết tham gia chương trình. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, những nỗ lực của các địa phương đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ trong cải thiện công tác quản lý, thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu chất thải nhựa, hướng tới mục tiêu không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.
 
Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hoà Liên bang Đức thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên - Việt Nam tài trợ; Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam làm chủ dự án. Mục tiêu của Dự án nhằm góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua việc xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nhằm hỗ trợ thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn, bao gồm cơ chế hỗ trợ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, xây dựng các mô hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa tại tại các địa phương, từ đó làm cơ sở áp dụng triển khai trên toàn quốc.
Hoàng Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường quản lý chất thải rắn, giảm chất thải nhựa tại các đô thị

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vầng trăng soi những phận người

Vầng trăng soi những phận người

(Tin Môi Trường) - Tôi có cảm giác như có một vầng trăng tỏa sáng, soi chiếu vào cuộc đời những phận người khi đọc tập truyện ngắn "Gửi trăng về núi"của tác giả Hoàng Thị Hiền.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI