»

Chủ nhật, 12/05/2024, 21:04:20 PM (GMT+7)

Đà Nẵng bêu tên hàng loạt khách sạn, nhà hàng xả thải vượt phép

(22:27:03 PM 12/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Hàng loạt khách sạn, nhà hàng ven biển TP Đà Nẵng đã bị Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng "điểm danh" do hành vi xả thải vượt phép ra môi trường

Ngày 12-5, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng đã có công văn kiến nghị UBND TP chỉ đạo các cấp, ngành chức năng liên quan xem xét, xử lý vi phạm của một loạt khách sạn, nhà hàng ven biển thuộc các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn được phát hiện có hành vi xả thải vượt phép ra môi trường và các vi phạm khác liên quan lĩnh vực môi trường.

 

Đà[-]Nẵng[-]bêu[-]tên[-]hàng[-]loạt[-]khách[-]sạn,[-]nhà[-]hàng[-]xả[-]thải[-]vượt[-]phép

Cống xả thải đổ ra biển Đà Nẵng
 
Cụ thể, khách sạn Balcona Đà Nẵng (thông số NH4 -N vượt 2,3 lần, Coliforms vượt 8,6 lần); khách sạn Risemount Premier Đà Nẵng (thông số NH4 -N vượt 3,1 lần; Coliforms vượt 4,6 lần).
 
Khách sạn Parosand Đà Nẵng (thông số BOD5 vượt 1,9 lần; NH4 -N vượt 3,9 lần); khách sạn Paris Deli (bổ sung hạng mục so với báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt); khách sạn Luxtery (bổ sung hạng mục so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt); khách sạn Sea Castle 2 (không vận hành hệ thống xử lý nước thải); khách sạn Lê Hoàng (xây dựng hệ thống xử lý nước thải có công suất chỉ 70 m3/ngđ, thấp hơn công suất trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt là 90 m3/ngđ);
 
Khách sạn Hùng Anh; khách sạn Zentimeter (khách sạn Gemma) và khách sạn Parze Ocean (đều có công nghệ xử lý được phê duyệt ĐTM là hiếu khí (có sục khí) nhưng thực tế chỉ xây dựng bể tự hoại, bể lắng lọc trước khi đấu nối); khách sạn Misa (đã đi vào hoạt động nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải); khách sạn Sea Front (đã đi vào hoạt động nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải)... Với những vi phạm đã nêu, các khách sạn trên được Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất Thanh tra sở này xử lý vi phạm hành chính.
 
Các khách sạn khác nằm ở quận Ngũ Hành Sơn cũng bị đề xuất chuyển UBND quận xem xét, xử lý do tăng số phòng. Ngoài ra còn hàng loạt các khách sạn, nhà hàng khác cũng bị nêu tên, xử lý do vi phạm về môi trường.
 
Thời gian qua, việc nước thải xả ra biển đã gây nhức nhối cho môi trường TP Đà Nẵng, vào những ngày mưa to, nước thải đổ như thác ra biển gây ô nhiễm nặng nề. Cơn mưa lớn gần nhất ngày 8-5 vừa qua cũng ghi nhận một lượng nước thải lớn, đen ngòm và bốc mùi đổ ra biển Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
 
Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết năm 2018, cơ quan chức năng đã xử lý hơn 200 sự cố nước thải đổ ra biển. Nguyên nhân dẫn đến các sự cố trên được cơ quan chức năng nhận định, một phần do các cơ sở kinh doanh dịch vụ ở ven biển chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về xả thải.
(B.Vân/NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đà Nẵng bêu tên hàng loạt khách sạn, nhà hàng xả thải vượt phép

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng

Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng

(Tin Môi Trường) - Là một Công ty hoạt động về môi trường, một lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Công ty TNHH XD-TM&SX Nam Thành Ninh Thuận với chức năng nhiệm vụ chính là thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm từ rác thải.

VACNE 30 năm
 Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

(Tin Môi Trường) - Lộc Trời còn nợ nông dân An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long 648 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng giá trị lúa mua trong vụ Đông Xuân năm nay.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI