»

Thứ bảy, 18/05/2024, 22:36:30 PM (GMT+7)

Mưu sinh từ những con trìa

(14:48:53 PM 04/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đeo bên mình một cái thùng xốp, khắp người được phủ kín bởi áo mưa, khẩu trang, nón lá… nhiều người phụ nữ sống hai bên bờ phá Tam Giang mưu sinh bằng nghề bắt trìa.

 

 

Trong cái nắng chói chang của một buổi trưa hè tháng 6, chúng tôi về đến bến đò Cồn Tộc (Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Nhìn ra mặt nước mênh mông, thấy có khoảng 100 chiếc nón nhấp nhô và những cái thùng phao trắng nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Hỏi ra, mới biết đó là những phụ nữ đang bắt trìa (một loại hến) trên phá Tam Giang.
 
 
Bắt trìa là nghề mưu sinh chính của nhiều phụ nữ hai bên bờ phá Tam Giang

 
Mệ Văn Thị Thắm (thôn An Gia, Quảng Phước, Quảng Điền) năm nay đã 65 tuổi cho biết: “Tui bắt trìa đã 40 năm nay. Hồi mới lấy chồng, ruộng đất ít ỏi, cuộc sống gia đình còn khó khăn, tui lại không có nghề nghiệp nên đi bắt trìa để phụ giúp kinh tế gia đình. Giờ đây tui cũng đã già, lại sống một mình nên không biết việc gì làm ngoài đi bắt trìa kiếm sống.
 
 
Bữa trước, giá trìa còn rẻ, chỉ khoảng 1-2 nghìn đồng/kg. Ba năm trở lại đây, giá trìa tăng cao, khoảng 3,5 nghìn đồng/kg nên người đi bắt trìa đông hơn. Mỗi bữa đi bắt được khoảng 20-30kg trìa, tương đương hơn 70.000 nghìn đồng. Ở tuổi tui, một ngày kiếm được chừng đó là mừng lắm rồi”.


Chị Lê Thị Thương (Quảng Lợi, Quảng Điền) chia sẻ: “Ngày trước khi còn khỏe mạnh, hai vợ chồng còn sức đi làm thuê trang trải cuộc sống gia đình. Giờ đây, khi con cái đang độ tuổi ăn tuổi học nên càng tốn kém. Thu nhập chính chỉ dựa vào chồng nên cuộc sống còn khó khăn. Tui thì yếu không biết làm việc gì cho ra tiền nên đành phải đi bắt trìa”.
 
 
Ông Nguyễn Trường, Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho biết: “Nghề bắt trìa thuờng diễn ra vào mùa nắng, khoảng từ tháng 2 đến tháng 8. Nghề này đã có từ lâu. Phần lớn người bắt trìa là người không có nghề nghiệp ổn định. Hiện tại, toàn xã có hơn 100 phụ nữ sống với nghề bắt trìa”.
 
 
Thời gian bắt trìa thường theo con nước từ lúc 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc đó trời ấm, ngâm mình dưới nước thì người mới đỡ lạnh. Trìa nhiều và to thường có ở những đoạn nước sâu. Ở đó, người bắt trìa không thể dùng tay bắt mà trìa được bắt bằng chân. Chân dẫm dưới đáy nước, quơ đi quơ lại thấy khối gì cưng cứng thì dùng chân kẹp lên.
 
Chị Thương còn cho biết: “Bắt trìa sợ nhất là đi một mình, nếu sơ sẩy gặp phải những vùng nước sâu thì chết như chơi. Bắt trìa dùng bằng chân để “kẹp” nên chuột rút cũng hay xảy ra nhất là khi trời lạnh. Bọn tui đi bắt trìa thường đi thành nhóm, một nhóm từ 5- 6 người, để có gì còn giúp đỡ nhau được”.
 
 
 
Theo Đức Quang (Thừa Thiên-Huế Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mưu sinh từ những con trìa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

(Tin Môi Trường) - Loài cua dừa khổng lồ nặng trung bình khoảng 4kg một con, có khả năng bóc tách vỏ quả dừa, trở thành sinh vật thống trị hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.

VACNE 30 năm
 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

(Tin Môi Trường) - Kênh Vĩnh Tế hoàn thành không chỉ là di sản thủy lợi của triều Nguyễn để lại mà còn là khởi nguồn của một công cuộc quan trọng khác: khai hoang phục hóa vựa lúa miền Tây.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI