»

Chủ nhật, 12/05/2024, 10:18:24 AM (GMT+7)

Núi rác Cam Ly sạt lở chôn lấp đất đai, hoa màu của người dân

(22:35:43 PM 14/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Đến chiều 14-8, sự cố sạt lở đã đẩy trôi hàng ngàn mét khối rác thải lộ thiên ở bãi rác Cam Ly (TP Đà Lạt).

 Núi[-]rác[-]Cam[-]Ly[-]sạt[-]lở[-]chôn[-]lấp[-]đất[-]đai,[-]hoa[-]màu[-]của[-]người[-]dân


Việc sạt lở đã vùi lấp nhiều diện tích rau màu của các hộ dân canh tác nông nghiệp phía dưới chân đồi, trong khi vẫn chưa có dấu hiệu được các cơ quan có trách nhiệm tiến hành khắc phục. Rác thải đủ các thể loại cộng với bùn sình ngổn ngang, tràn lan trên mặt đường, mặt ruộng một lớp rất cao, có chỗ cao tới vài mét, bốc mùi hôi thối khắp một vùng rộng lớn trong khu vực.
 
Từ dưới chân đồi nhìn lên, khối rác đổ thẳng xuống như dòng suối đang chảy len lỏi theo những rãnh đất bị trượt trôi.
 
Ông Bùi Trung Đường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, đơn vị quản lý bãi rác, cho biết: "Hiện đơn vị vẫn chưa thể xác định được chính xác lượng rác bị sạt lở, trôi xuống phía dưới nhưng đã tổ chức kiểm tra và yêu cầu người dân thống kê báo cáo thiệt hại".
 

Núi[-]rác[-]Cam[-]Ly[-]sạt[-]lở[-]chôn[-]lấp[-]đất[-]đai,[-]hoa[-]màu[-]của[-]người[-]dân

 
Núi[-]rác[-]Cam[-]Ly[-]sạt[-]lở[-]chôn[-]lấp[-]đất[-]đai,[-]hoa[-]màu[-]của[-]người[-]dân
 
Núi[-]rác[-]Cam[-]Ly[-]sạt[-]lở[-]chôn[-]lấp[-]đất[-]đai,[-]hoa[-]màu[-]của[-]người[-]dân
Rác đổ như thác từ đỉnh đồi xuống “nuốt chửng” đất đai, hoa màu của người dân. 
 
Bãi rác Cam Ly là địa điểm tập kết rác thải tập trung của Công ty Công trình đô thị Đà Lạt. Sau khi thu gom rác thải của cả TP Đà Lạt, mỗi ngày ước tính công ty này đổ vào bãi rác từ 180 đến 260 tấn rác thải các loại.
 
Ông Đường cho biết Nhà máy xử lý rác thải rắn Đà Lạt đặt tại xã Xuân Trường (TP Đà Lạt) hiện công suất không đáp ứng được lượng rác mỗi ngày của thành phố, mỗi ngày chỉ tiếp nhận xử lý được khoảng 80 tấn. Vì thế, số còn lại công ty đưa vào bãi rác Cam Ly đổ, xịt hóa chất để chôn lấp.
 
Theo quan sát của chúng tôi, do bãi rác nằm trên đỉnh một ngọn đồi, phía dưới là thung lũng có độ dốc khá lớn, nhiều người dân canh tác nông nghiệp, lượng rác thải khi được đưa về đây chỉ được phía công ty dùng xe múc cào đẩy xuống phía dưới theo kiểu lộ thiên rồi tiến hành phun xịt mà không được khoanh vùng chống trôi sụt. Vì thế, việc rác bị sạt lở khi gặp mưa là chuyện khó có thể tránh khỏi. Hậu quả trước mắt không chỉ người dân gánh do bị mất đất canh tác mà còn gây ra ô nhiễm không khí, đất đai và cả nguồn nước trong khu vực và tương lai sẽ còn gây ra những tác hại khôn lường về môi trường.
 
Trước đó, vào ngày 8-8, do nhiều ngày ảnh hưởng của mưa gió, núi rác thải từ trên đỉnh đồi Cam Ly thuộc quản lý của Công ty cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt đã bất ngờ đổ ập xuống phía dưới thung lũng, chôn vùi nhiều diện tích hoa màu.
 
Do rác chảy xuống chất đống rất cao nên hiện nhiều hộ gia đình không thể tự khắc phục để cứu ruộng vườn của mình mà chỉ có thể trông chờ xử lý từ phía cơ quan chức năng. Theo thống kê ban đầu, có khoảng 7 ha rau màu của sáu hộ dân đã bị rác chôn vùi.
(Bình An -PLO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Núi rác Cam Ly sạt lở chôn lấp đất đai, hoa màu của người dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI