»

Thứ hai, 20/05/2024, 15:20:51 PM (GMT+7)

Báo cáo về chuyến đi thực địa đến các công trình thủy điện Nam Lào

(23:10:47 PM 04/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhân Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Công quốc tế tổ chức ngày 5 tháng 4 năm 2014 tại TP Hồ Chí Minh.Tin Môi Trường giới thiệu báo cáo về chuyến đi thực địa đến các công trình thủy điện Nam Lào (từ ngày 19/6 đến 21/6 năm 2013) do tác giả Trần Đình Sính- GreenID thực hiện


Đập Guoduo, một con đập nằm ở sông Lan Thương - thuộc dòng Mekong trên địa phận Trung Quốc - Ảnh: International River

 

1.Các vấn đề chung


Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013, International Rivers tổ chức một chuyến study tour đến vùng Nam Lào để tìm hiểu tình hình về các dự án thủy điện mà chính phủ Lào muốn xây dựng. Lịch trình cụ thể như sau:


- Ngày 19/6: sáng thăm vùng tuyến công trình Lat Sua, chiều 19/6: thăm vùng tuyến công trình Phu Ngoi,


- Ngày 20/6 : thăm vùng tuyến công trình Don Sahong,


- Ngày 21/6: thăm vùng tuyến công trình Thakho.


Thành phần: 6 người gồm chị Ame Trandem (Giám đốc khu vực ĐNÁ, International River, IR), chị Pai (Thái River) chị Shiso (Thái River) và một chị người Thái tôi quên tên. Phía Campuchia có anh Meach Mean (3S Protection Network) và phía Việt Nam có Trần Đình Sính (GreenID). Trong quá trình đi khảo sát, chúng tôi làm như là khách du lịch. Những vấn đề cần hỏi dân chúng, mọi người trao đổi với nhau bằng tiếng Anh và các chị người Thái phiên dịch.


2.Tóm tắt về các thủy điện vùng Nam Lào


2.1. Dự án Lat Suea và Phu Ngoi


Tuyến đập Lat Suea cách thành phố Pakse khoảng hơn 10 km về phía thượng lưu. Theo chị Ame, do Lat Suea làm ngập một số vùng của Lào và Thái nên người ta chuyển xuống dưới hạ lưu khoảng 15 km, dưới Pakse khoảng 5km là công trình Phu Ngoi.


2.2. Dự án Don Sahong và Thakho


Cách Pakse khoảng 150km về phía Nam, sông Mê Công chia thành nhiều nhánh, vào mùa mưa tạo thành vùng hàng nghìn đảo (theo tiếng Lào là xiphandone), cách biên giói Cămpuchia khoảng 5km. Vào mùa khô, nước sông chủ yếu chảy qua hai nhánh là Hoo Sahong và Hoo Phapheng. Nhánh Hoo Phapheng tạo nên thác Khone. Nhánh Hoo Sahong là một nhánh mà theo Wold Fish Center là tuyến di cư của cá (cả xuôi và ngược) trong suốt 12 tháng trong năm vì nhánh Hoo Phapheng có thác Khone (cao 15m) cá không thể vượt thác được.


Trên nhánh Hoo Sahong chính phủ Lào dự kiến xây đập Don Sahong. Dự án Don Sahong có công suất khoảng 240MW. Trên nhánh Phapheng dự kiến xây đập Thakho có công suất 86MW hoặc 172MW tuỳ theo quy mô công trình.


3. Kết quả chuyến đi khảo sát

3.1.Công trình Lat Suea và Phu Ngoi


-Nếu công trình Lat Suea hay Phu Ngoi xây dựng, sẽ có 58 làng bị ảnh hưởng và 8 làng bị ảnh hưởng một nửa. Các làng ven sông đều làm nghề đánh bắt cá và nghề cá khoảng 20.000 bạt, chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của họ.


-Dân địa phương không rõ công ty nào thiết kế cũng không rõ quy mô đập như thế nào. Họ chỉ biết “cấp trên” đến vài lần rồi đi.

3.2. Công trình Don Sahong

-Theo thông tin của World Fish Center, chính phủ Lào và Tập đoàn Mega First Corperation Berhad (MFCB) của Malaysia đã ký MOU vào tháng 3/2006 về dự án Don Sahong có công suất 240MW với tổng chi phí khoảng 300 triệu đô la.


-Theo chị Ame, thiết kế kỹ thuật (detailed design) đã hoàn thành nhưng chính phủ Lào không công bố nên không một cơ quan hay tổ chức nào có được hồ sơ cũng như là ĐTM của Don Sahong.


-Trong quá trình đi khảo sát, chúng tôi được dân địa phương cho biết rằng chính quyền đã đóng cọc mốc để quy hoạch mặt bằng chuẩn bị xây dựng công trình. Trước khi chúng tôi đến vài ngày, mốc sơn vàng là mốc ranh giới của khu phụ trợ, đất “mượn” của dân còn mốc sơn đỏ là mốc cắm đường của công trường (access road). Dân cũng cho biết là “Công ty” đã thuê một ngôi nhà rất lớn (anh Mean có chụp ảnh toà nhà này) để chuẩn bị cho việc xây dựng các công trình phụ trợ vào năm 2014.


-Như vậy là chính phủ Lào đang âm thầm tiến hành công tác chuẩn bị cho việc thi công công trình Don Sahong. Biện pháp tiến hành cũng tương tự như tiến hành xây dựng dự án thủy điện Xayaburi, nghĩa là bên trong cứ tiến hành chuẩn bị và xây dựng nhưng đối với bên ngoài thì nói chưa. Đến khi thiên hạ biết thì đó là sự đã rồi.

3.3. Dự án Thakho


-Như trên đã nói, dự án thủy điện Thakho dự kiến nằm trên nhánh Phapheng có thác Khone. Thác Khone là một thác tuyệt đẹp, một điểm du lịch nổi tiếng của Lào. Thác Khone tạo nên một cột nước khoảng 15m. Dự án được thực hiện bởi công ty Compagnie Nationale du Rhône (Pháp) và Electricité du Lao.


- Về mặt kỹ thuật, thác Khone tạo nên chênh lệch cột nước 15m, giống như một cái đập. Để phát điện, người thiết kế dự kiến đào một kênh rộng 26m (đối với phươg án 86MW) và rộng 52m (đối với phương án 176MW) giống như một dòng sông nhỏ. Như vây toàn bộ nước chảy qua thác Khone sẽ bị chuyển qua nhà máy thủy điện và thác sẽ không còn nước, đặc biệt vào mùa khô.


-Ngành du lịch sẽ ảnh hưởng nặng nhất vì thác Khone không còn nước, khách du lịch đến để ngắm thác nước chứ không đến để ngắm đá. Không có số liệu nào về doanh thu của ngành du lịch khu vực thác Khone.


3.4. Tác động đến môi trường


Tất cả 4 công trình trên đây đều nằm trên dòng chính sông Mê công nói chung đều gây hại có tính chất khu vực, xuyên biên giới như sau:


3.4.1. Đối với cá di cư

Chặn cá di cư từ thượng lưu xuống hạ lưu và từ hạ lưu lên thượng lưu. Theo Wold Fish Center, khoảng 87% loài cá di cư từ vùng kiếm ăn sinh sống (hồ Tongle Sap, vùng lũ tại Campuchia, Việt Nam) lên vùng đẻ trứng (bắc Campuchia, Lào, Thái lan). Cũng theo Wold Fish Center, lượng cá đánh bắt tại Lào khoảng 64600 tấn/năm, chiếm khoảng 78% số lượng cá đánh bắt toàn nước Lào, giá trị từ 66 triệu đến 100 triệu đô la, chiếm từ 6% đến 8% GDP của Lào. Tổng số thiệt hại cho ngành đánh cá của các nước ven sông Mê công khoảng 2 tỷ đô la hàng năm.


 Tất cả các đường cá đi (fish ladder) từ trước đến nay đều không hiệu quả vì mỗi loài cá có tập tính riêng mà ở Mê công có 201 loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.


3.4.2. Đối với bùn cát


Chặn toàn bộ nguồn bùn cát của sông Mê công xuống hạ lưu: toàn bộ trầm tích của sông Mê công sẽ bị chặn tại công trình,phá vỡ sự cân bằng xói-bồi. Đồng bằng Cam pu chia và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ bị xói, hệ sinh thái sẽ bị thay đổi. Trầm tích của sông Mê công chủ yếu có nguồn gốc từ Lào nên việc ngăn dòng trầm tích này sẽ gây nên những hậu quả khôn lường. Chưa có số liệu nào nói về thiệt hại này.


Chất hữu cơ từ trầm tích Mê công không những là nguồn thức ăn cho động vật thủy sinh mà những động vật này là nguồn thức ăn của cá không những của sông Mê công mà còn cho cá của vùng biển từ Đà Nẵng đến tận Malaysia và Indonesia.


3.4.3. Các tác đông khác


Ngoài những tác động mang tính khu vực nói trên, còn có các tác động mang tính địa phương như mọi công trình thủy điện khác, như sau :


a. Đối với công trình Lat Suea hay Phu Ngoi, làm ngập ruộng đất, tác động đến sinh kế của cư dân lòng hồ


b. Đối với các dự án Don Sahong và Thakho, ngoài các tác động xuyên biên giới kể trên còn có các tác động khác :


- Các chất thải (đất, đá đào),các chất thải khác sẽ phá hủy môi trường khu vực ngàn đảo.


-  Ảnh hưởng đến khu Ramsar : khu vực ngàn đảo là một khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao. Chính phủ Lào đã dự kiến để được công nhận là khu Ramsar. Việc xây dựng các công trình thủy điện tại đây sẽ cản trở việc công nhân này.


-  Cá heo Irrawaddy : ngay sau khu vực ngàn đảo là một vũng sâu, nơi cư trú của cá heo Irrawaddy. Việc xây đập sẽ phá hủy môi trường này.

Trần Đình Sính- GreenID (thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo cáo về chuyến đi thực địa đến các công trình thủy điện Nam Lào

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột hoặc phản ánh của báo chí.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI