»

Thứ hai, 20/05/2024, 12:32:20 PM (GMT+7)

Thông điệp của một số cơ quan, tổ chức nhân sự kiện Ngày Môi trường thế giới 2014

(08:49:46 AM 14/05/2014)
(Tin Môi Trường) - TMT giới thiệu thông điệp từ bà Chiristiana Figueres, Tổng thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhân sự kiện Ngày Môi trường thế giới 2014: “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”.

 

Năm quốc tế về các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDs) tới đây là một khoảnh khắc quan trọng trong sự tiến triển của tiến trình quốc tế về biến đổi khí hậu.2014 là năm mà các quốc gia cần mở to mắt để bỏ qua những lợi ích kinh doanh bình thường để đạt tới một tham vọng lớn hơn là một thỏa thuận khí hậu mới có ý nghĩa vào năm 2015.

 

Các hòn đảo nhỏ cùng với Bắc Cực và nhiều vùng ven biển đangtrên tuyến đầu chống chịu ảnh hưởng của khí hậu cực đoan, nước biển dâng và nguy cơ về cuộc sống, sinh kế thậm chí là mạng sống của toàn bộ quốc gia. Các hòn đảo nhỏ cũng là những người đi đầu theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (ÙNFCCC) cả về mặt đạo đức và thực tế  trong trường hợp nhắc nhở các quốc gia về sự rủi ro và các trách nhiệm tập thể để đạt được hành động thiết thực đầy tham vọng của quốc gia và quốc tế- ít nhất là trong đấu tranh thành lập trong năm cuối cùng của cơ chế quốc tế Warsaw về mất mát và thiệt hại.

 

SIDs cũng đang tích cực tận dụng nhiều cơ hội và các cơ chế có lợi mà Liên Hợp Quốc đã đặt ra về biến đổi khí hậu để hướng tới một tương lai bền vững hơn. Từ một nền kinh tế hội nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên taiSamoa đến sự cải thiện thích ứng của tài nguyên nướcComoros, nhiều quốc gia đã thực hiện Chwowgn trình hành động thích ứng quốc gia dựa theo Công ước đã nêutrên.

 

Tương tự, từ các dự án về năng lượng gióCape Verde, Cộng hòa Dominica và Jamaica tới dự án sử dụng khí metan thay thếPapua New Guinea và Cuba, các quốc đảo đang tận dụng các cơ chế phát triển sạch của Liên Hợp Quốc để xây dựng cho mình ngành năng lượng sạch trong tương lai.

 

http://m.c.lnkd.licdn.com/mpr/mpr/p/4/005/040/23d/199341d.jpg

 Tổng thư ký Ban Ki-moon và cựu thị trưởng thành phố New York- ông Michael Bloomberg . Ảnh Eskinder Debebe- Liên Hợp Quốc

 

Tuy nhiên, các nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn chưa đủ, nồng độ khí nhà kính trong khí quyển vẫnmức cao nhất trong 800 000 năm. Nhưng có thể thấy rằng nỗ lực kết hợp chống biến đổi khí hậu của chính phủ và doanh nghiệp, thành phố và người dân thì chưa bao giờ cao như hiện nay.

 

Đây là thời điểm để nhanh chóng thúc đẩy làn sóng tinh thần trên tới một thỏa thuận, cam kết toàn cầu nhằm giảm lượng khí nhà kính, đủ để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 20C trong thế kỷ này. Đây là câu trả lời mà các nước trên thế giới phải có cho các quốc đảo.

 

Đường đi đã rõ ràng. Các nền kinh tế sản xuất năng lượng sạch sẽ tạo ra lợi nhuận mà không gây ô nhiễm, tạo ra các sinh kế ổn định và tốt hơn trong công nghiệp, bảo đảm sức khỏe và bảo tồn nguồn nước và các nguồn lực cần thiết. Tôi kêu gọi tất cả hãy nói lên tiếng nói, khát vọng của mình ngay bây giờ, vào cả Ngày Môi trường thế giới 5/6 và cả trong suốt cuộc hành trình đạt đến thỏa thuận vào năm 2015.

  

Chúng ta có thể học rất nhiều từ các quốc đảo nhỏ

 

http://m.c.lnkd.licdn.com/mpr/mpr/p/1/005/048/386/10b05d4.jpg

 

Bạn có biết các quốc đảo nhỏ đang phát triển trên thế giới là những điểm đến được đánh giá rất cao nhờ vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, văn hóa sôi động và nền âm nhạc độc đáo so với các vùng khác trên toàn cầu.

 

Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của các quốc gia này, quê hương của hơn 63,2 triệu người trên hành tinh. Khu vực Caribe là một trong những điểm có lượng khách đến đông nhất trên thế giới với hơn 21 triệu du khách mỗi năm.

 

Tuy nhiên, trên cương vị là Tổng thư ký, tạo ra nhiều hơn liên minh các quốc gia đa dạng trên toàn cầu là một trong những ưu tiên của tôi. Nhiều thách thức mà họ đang phải đối đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới tất cả chúng ta, vì vậy cần phải có hành động mang tính chất tập thể của mọi người.

 

Với diện tích nhỏ bé nhưng chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của các quốc đảo này về sự giàu có về thiên nhiên, cả trên biển lẫnđất liền. Các đảo này nắm giữ hơn 30% trong số 50 vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong việc vảo vệ đại dương.

 

Trên thực tế, nhóm các quốc gia này đóng góp rất lớn vào đa dạng sinh học trên toàn cầu.Nhiều vùng là “điểm nóng”, chứa các quần thể thực vật và động vật giàu có nhất trên hành tinh.Đây cũng là quê hương của nhiều loài đặc hữu trên Trái Đất.

 

Tuy vậy, bất chấp sự giàu có về văn hóa truyền thống và tài nguyên thiên nhiên, các quốc đảo này đang phải đối mặt với một loạt thách thức. Do sự cách xa đất liền và khả năng tiếp cận hạn chế đã ảnh hưởng đến vai trò của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí nhập khẩu tăng, đặc biệt là năng lượng và hạn chế khả năng cạnh tranh của các quốc đảo này trong ngành du lịch.

 

Rất nhiều quốc đảo đang rất dễ chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu như bão, lốc xoáy và sự dâng cao của mực nước biển.

 

Tôi đã viếtđay rất nhiều lần về sự cần thiết phải chống lại biến đổi khí hậu, mỗi người cần nhìnmức xa hơn tác độngcác quốc đảo nhỏ để dự đoán các trường hợp tác động của khí hậu.

 

Năm 2011, tôi đi du lịch đến Kiribati, một quốc đảovùng trũng Thái Bình Dương, tôi đã gặp một cậu bé. Cậu chia sẻ cho tôi sự sợ hãi về nỗi lo bị chết đuối do nước biển dâng lên lúc mọi người ngủ vào ban đêm. Điêu này gióng lên hồi chuông cảnh báo vì thực sự nơi cao nhất của Kiribati chỉ có trên 2m so với mực nước biển.Đất nước này là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất đối với việc dâng lên của mực nước và xói mòn bờ biển.Những nước khác cũng đang trong số phần tương tự. Ví dụ nước biển dâng lên 1m sẽ làm Maldives biến mất trong khi dâng lên 50cm sẽ làm Grenada mất 60% diện tích bờ biển của nó.

 

http://m.c.lnkd.licdn.com/mpr/mpr/p/1/005/048/387/3a3d6ae.jpg

 

Tuy nhiên, người dâncác nước này đã không bị đánh bại bởi sự sợ hãi.Thay vào đó, họ đã tiến lên và thể hiện sự dẫn đầu phi thường về khả năng phục hồi.Mặc dù không đáng kể nhưng họ đã có những giải pháp tiên phong hướng tới một tương lai bền vững hơn. Họ đã sử dụng khéo léo, sáng tạo và vận dụng tri thức truyền thống để chống lại biến đổi khí hậu, không chỉ bảo vệ chính mình mà họ còn bảo vệ được thế giới của họ, thế giới đại dương và sự đa dạng sinh học của chúng ta.

 

Một số nước, chẳng hạn như Cuba dẫn đầu trong phòng ngừa và phòng chống thiên tai. Những nước khác như Maldives, Tuvalu và một số nước vùng Caribe đang làm việc để đạt được mức “trung lập khí hậu” thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo và các cách tiếp cận khác.

 

Các quốc đảo nhỏ đang phát triển đang trên đường chống lại biến đổi khí hậu nhưng họ không hề đơn độc. 40% dân số thể giới sống150km gần bờ biển đều là những nơi đông dân dễ bị ảnh hưởng của bão và triều cường. Gần đây nhất, chúng ta đã thấy sự tàn phá khắc nghiệt của cơn bảo Haiyan, hay Yolanda, giết chết hơn 6 000 ngườiPhilippines.

 

Theo cách này hay cách khác, chúng ta đều đang chịu những tác động của biến đổi khí hậu, và các tác động này sẽ tăng lên theo nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Đó là lí do tại sao tôi luôn kêu gọi hành động khẩn cấp và cũng là lí do tôi triệu tập Hội nghị thượng đỉnh khí hậu vào ngày 23/9 tớiNew York để huy động sự chú ý chính trị về một thỏa thuận pháp lý về biến đổi khí hậu vào năm 2015, cung cấp cam kết chắc chắn mới và tạo tiền đề cho một cuộc chạy đua trong hành động chống biến đổi khí hậu.

 

Tuần trước, Liên Hợp Quốc đã phát động Năm Quốc tế về các quốc đảo nhỏ đang phát triển- một cơ hội để đánh giá khả năng phục hồi của các nước này, những di sản văn hóa phong phú và đóng góp của họ trên toàn cầu. Với sự đa dạng đó, các quốc gia này chia sẻ cùng cam kết để đảm bảo tương lai tương sáng cho chúng ta và cho các thế hệ sau.

  

Chúng ta hãy cùng nhìn vào các nước này để lấy cảm hứng. Chúng ta hãy làm theo các kinh nghiệm của họ để có hành động phù hợp thiết lập con đường phát triển bền vững của chính chúng ta. Chúng ta có thể không sống trên các đảo này nhưng chúng ta là một phần của hành tinh và mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ nó. 

 

Cách để tất cả mọi người,mọi nơi giành thắng lợi với biến đổi khí hậu

 

Tuần trước tôi đã có cuộc gặp chính thức với cựu Thị trưởng thành phố New York- Michael Bloomberg, đặc phái viên đặc biệt về các thành phố và biến đổi khí hậu.Ông giúp chúng tôi tiếp cận với thị trưởng các thành phố để làm nổi bật vai trò quan trọng của các thành phố đối với giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy các giải pháp cho biến đổi khí hậu.Nhiều giải pháp đã được thực hiện tại nhiều khu đô thị trên thế giới.

 

Tôi cũng đã bổ nhiệm ông John Kufuor, cựu Tổng thống Ghân và Jens Stoltenberg, cựu Thủ tướng Na Uy làm đặc phái viên về biến đổi khí hậu, thay đổi tư duy chính trị và khuyến khích các nhà lãnh đạo toàn cầu có hành động cụ thể trong Hội nghị thượng đỉnh khí hậu 2014 được tổ chức vào ngày 23/9New York.

 

http://m.c.lnkd.licdn.com/mpr/mpr/p/4/005/040/102/2357749.jpg

 

Tôi đang tìm kiếm các nhà lãnh đạo khác và truyền cảm hứng cho tất cả mọi người để họ cùng hành động vì biến đổi khí hậu.Trong năm nay, một năm rất quan trọng cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta, tất cả mọi người,mọi nơi đều trở thành các nhà vô địch chống lại biến đổi khí hậu.

 

Hơn bao giờ hết, nhiều người đã hiểu biến đổi khí hậu là một thực tế và muốn góp sức để đảm bảo tạo ra một hành tinh lành mạnh cho thế hệ tương lai. Có rất nhiều cách mà cá nhân có thể làm để tạo ra sự khác biệt. Từ tăng hiệu quả năng lượngnhà đến mua các sản phẩm địa phương và sản phẩm xanh, giảm lượng khí thải các bon và xanh hóa danh mục đầu tư của mình.

 

Trong vài tháng tới, hãy cùng tìm ra những cách thức mới liên kết với nền tảng truyền thông xã hội của Liên Hợp Quốc.

   

Là một nhà vô địch chống biến đổi khí hậu, bạn hãy cập nhật và lan truyền thông tin rằng biến đổi khí hậu không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

CHIRISTIANA FIGUERES - Tổng thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thông điệp của một số cơ quan, tổ chức nhân sự kiện Ngày Môi trường thế giới 2014

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột hoặc phản ánh của báo chí.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI