»

Thứ hai, 20/05/2024, 00:03:59 AM (GMT+7)

Cá chết la liệt, Úc lo sợ thảm họa

(00:13:06 AM 29/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Hàng trăm ngàn con cá chết trắng tại một con sông ở Úc lần thứ ba trong vòng 2 tháng trở lại đây, làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ sắp xảy ra một thảm họa sinh thái.

Hàng trăm ngàn con cá được nhìn thấy chết tại sông Darling, gần thị trấn Menindee, bang New South Wales (NSW) từ tối 27-1.

 
Khu vực này cũng là nơi "1 triệu" con cá chết trắng vào đầu tháng 1 năm nay và một đợt cá chết khác trước Lễ Giáng sinh năm 2018.
 
Các quan chức địa phương đổ lỗi cho tình trạng hạn hán khiến cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng việc quản lý nguồn nước yếu kém cũng góp phần gây ra tình trạng nói trên.
 
Thời tiết nóng bị đổ lỗi cho hiện tượng "thủy triều đỏ" (tảo nở hoa), sau đó nhiệt độ qua đêm lạnh khiến tảo chết, làm nồng độ oxy trong nước bị giảm.
 
Cá[-]chết[-]la[-]liệt,[-]Úc[-]lo[-]sợ[-]thảm[-]họa
Hàng trăm ngàn con cá được nhìn thấy chết tại sông Darling. Ảnh: AP
 
Theo Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian, chất lượng nước kém trong đợt hạn hán kéo dài đang ảnh hưởng tới hầu hết khu vực ở tiểu bang này.
 
Bộ trưởng Vùng nước Niall Blair cho biết điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt và chính quyền đã triển khai hai máy sục khí chạy bằng năng lượng mặt trời ở thị trấn Menindee. Nhà chức trách cũng mua 16 thiết bị sục khí để lắp đặt tại các tuyến đường thủy quanh bang NSW sau vụ cá chết hàng loạt gần đây nhất vào ngày 6 và 7-1.
 
Cá[-]chết[-]la[-]liệt,[-]Úc[-]lo[-]sợ[-]thảm[-]họa
Đây là lần thứ ba cá chết hàng loạt tại sông Darling. Ảnh: AP
 
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Khu vực Menindee, Rob Gregory, cho biết các chính quyền đã để nông dân lấy quá nhiều nước từ sông để tưới tiêu trong 4 năm qua.
 
"Bây giờ, chúng tôi không có nước dự trữ để làm sạch hệ thống và chúng tôi nhận thấy oxy đã bị cạn kiệt do tảo nở hoa. Đây có thể là những con cá cuối cùng bị chết vì sẽ không còn con cá nào nữa" - ông Gregory nói.
 
Lưu vực sông Murray-Darling là hệ thống sông chính của Úc. Nó chảy qua 4 tiểu bang và giúp tạo ra 1/3 lượng lương thực cung cấp cho cả nước.
 
Cư dân thị trấn Menindee, Graeme McCrabb, chỉ trích việc quản lý nước của lưu vực sông đang phá hỏng toàn bộ hệ thống. "Đã có 13 tỉ AUD (9,3 tỉ USD) tiền của người nộp thuế được sử dụng và kết quả là một mớ hỗn độn" – người này nói với đài ABC.
 
Trong khi đó, ông Tony Burke, phát ngôn viên về môi trường của Công đảng đối lập, nhận định những gì xảy ra ở sông Darling không khác gì một thảm họa sinh thái. 
(Theo ABC, AP, NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá chết la liệt, Úc lo sợ thảm họa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

(Tin Môi Trường) - UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông tin vụ việc huyện này cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí 400 triệu đồng để thực hiện chặt hạ, bảo tồn cây Di sản bị chết

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI