»

Thứ tư, 15/05/2024, 10:51:23 AM (GMT+7)

Đà Nẵng: Điều tra, làm rõ vụ khai thác đất trái phép dọc cao tốc La Sơn -Túy Loan

(09:48:02 AM 29/07/2021)
(Tin Môi Trường) - Ngày 28/7, ông Nguyễn Tấn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) cho biết, địa phương đang kiểm tra, xử lý vụ khai thác đất trái phép dọc đường cao tốc La Sơn - Túy Loan đoạn qua xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang).

Đà[-]Nẵng:[-]Điều[-]tra,[-]làm[-]rõ[-]vụ[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép[-]dọc[-]cao[-]tốc[-]La[-]Sơn[-]-Túy[-]Loan

Hiện trường vụ khai thác đất trái phép - Ảnh: TTXVN

 

Theo ông Nguyễn Tấn Khoa, vụ việc được phát hiện trong đêm 27/7, đến sáng 28/7, UBND huyện đã làm việc với UBND xã Hòa Liên để nắm tình hình, đồng thời giao các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ. Để ngăn chặn vụ việc này trong tương lai, UBND huyện sẽ tổ chức cuộc họp với Công an huyện và lãnh đạo các xã để tìm giải pháp lập lại trật tự trong khi xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gần đây.  

 
Trước đó, trong đêm 27/7, nhận được tin báo của người dân về khai thác khoáng sản trái phép, Chủ tịch UBND xã Hòa Liên Ngô Quốc Dũng cùng lực lượng tuần tra lưu động của UBND xã đã đi kiểm tra tại thôn Quan Nam 3 (xã Hòa Liên). Khi lực lượng chức năng tới hiện trường thì các đối tượng khai thác đất trái phép đã rời khỏi hiện trường, chỉ còn lại một khu vực bị đào xúc đất nham nhở, ngay sát hành lang an toàn đường cao tốc La Sơn - Túy Loan.
 
Chủ tịch UBND xã Hòa Liên cho biết, vị trí bị múc đất là khu đất đang sản xuất của hộ ông Ngô Lào (trước đây ở thôn Quan Nam 2, hiện nay đã chuyển về quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Ước tính sơ bộ, khối lượng đất bị đào trái phép là 45m3. Chủ tịch UBND xã Hòa Liên đã chỉ đạo Công an, địa chính mời ông Lào tới làm việc để xác minh, xử lý theo quy định. Nhưng do ông Ngô Lào đang ở vùng có dịch COVID-19 nên cần chờ kết quả xét nghiệm, sáng 29/7 mới có thể làm việc với cơ quan chức năng.
 
Giải thích lý do để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, ông Ngô Quốc Dũng cho rằng hiện nay toàn xã có hơn 20 dự án đang triển khai, trong đó có các dự án của Trung ương, các dự án trọng điểm của thành phố (dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan, Nhà máy nước Hòa Liên, khu Công nghệ thông tin, Khu đô thị Quan Nam - Thủy Tú...). Do đó, hằng ngày có rất nhiều phương tiện xe vận chuyển đất để san lấp, thi công các công trình nêu trên, khó phát hiện xe vi phạm. Trên địa bàn không có quy hoạch các mỏ khoáng sản, tuy nhiên nhu cầu khối lượng đất, cát để bảo đảm phục vụ san lấp thi công các công trình rất lớn nên đã có tình trạng đào trộm đất. Trong khi đó, lực lượng của xã vừa triển khai phòng, chống dịch COVID-19, vừa thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, vừa tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản nên đã gặp nhiều khó khăn nhất định.
 
Lo ngại việc khai thác khoáng sản trái phép sẽ ảnh hưởng đến công trình, ông Nguyễn Minh Khánh, Trưởng phòng Điều hành dự án 4, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (đơn vị đang quản lý đường cao tốc La Sơn - Túy Loan) cho biết, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc. Vì tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa được đi vào sử dụng, không có người và phương tiện qua lại nên các đối tượng đã lợi dụng để khai thác khoáng sản trong đêm. Từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã phát hiện ra hàng chục điểm đất đồi bị “khoét sâu”, khai thác trộm gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến hành lang an toàn cho công trình. Thậm chí, để đưa các phương tiện vào khai thác đất đồi ở khu vực này, các đối tượng đã ngang nhiên phá hủy hàng rào, tháo cọc sắt, đế bê-tông của tuyến đường La Sơn - Túy Loan để mở đường cho các loại xe ben chở đất hoạt động… Việc khai thác, đào trộm đất ngay sát công trình đường cao tốc sẽ gây nguy cơ sạt lở, hư hỏng đường khi xảy ra mưa lớn.
 
Trước đó, chính quyền huyện Hòa Vang đã kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ khai thác khoáng sản ở những đồi đất nằm sát ven tuyến đường tránh nam Hải Vân và tuyến đường La Sơn - Túy Loan đi qua địa bàn huyện. Chỉ tính riêng từ tháng 4 đến tháng 7/2021, huyện Hòa Vang đã phát hiện, xử phạt 5 trường hợp có hành vi khai thác khoáng sản trái phép, với tổng số tiền 160 triệu đồng và hàng chục biên bản xử phạt của cấp xã như xã Hòa Bắc 3 vụ, xã Hòa Liên 5 vụ.
 
Theo UBND huyện Hòa Vang, lợi dụng dịch COVID-19 bùng phát, lực lượng chức năng phải tập trung vào công tác phòng, chống dịch nên các đơn vị, cá nhân trên đã tự ý khai thác, vận chuyển đất, khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Quốc Dũng -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đà Nẵng: Điều tra, làm rõ vụ khai thác đất trái phép dọc cao tốc La Sơn -Túy Loan

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm

Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm

(Tin Môi Trường) - Dù đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 tăng thêm gần 109 ha công viên nhưng đến quý 1/2024, TP.HCM chỉ phát triển thêm được khoảng 39 ha. Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hoàng Quân vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về tiến độ các chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI