»

Thứ hai, 20/05/2024, 15:21:11 PM (GMT+7)

Nhặt rác dưới đáy biển Đà Nẵng Tin ảnh

(13:37:16 PM 14/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Thấy rác dưới đáy biển bủa vây các rạn san hô, anh Trung tự nguyện lặn xuống, nhặt đưa lên bờ.

 Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

Nhiều năm nay, anh Đào Đặng Công Trung (40 tuổi) gắn bó với công việc nhặt rác làm sạch rừng Sơn Trà, Đà Nẵng. Không chỉ ở trên cạn, anh còn lặn xuống biển tìm nhặt rác.
 
Ở độ sâu 8 mét, anh Trung phát hiện 15 lon bia, chai nhựa được dòng hải lưu gom lại một chỗ.
 
Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng
 
Theo anh Trung, rác ở dưới biển rất nhiều, đa phần là rác chìm gồm: vỏ lon bia, vỏ lon sữa, vỏ chai nhựa do khách du lịch vứt xuống.
  

Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

 
Hàng tuần, mỗi khi chở khách trên thuyền du lịch ra ngắm đảo Hòn Chảo (hòn Sơn Trà con) và các vùng biển quanh bán đảo Sơn Trà, anh Trung lại tranh thủ lặn xuống "vệ sinh" đáy biển
 

Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

 
Nhìn thoáng qua, vùng biển hoang sơ xanh biếc. Nhưng lởn vởn dước nước là nhiều loại rác thải, từ túi nylon đến dây cước, mảnh lưới...
 

Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

 
Nhiều loại chai, lọ nằm ở độ sâu từ 3 đến 10, lẫn vào những rạn san hô.
 

Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

 
"Tôi không bất ngờ khi đáy biển nhiều rác", anh nói và cho biết rác nặng thì chìm, còn rác nhẹ thì theo sóng, gió tấp ngược vào trong bờ.
 

Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

 
Anh Trung cho biết, lấy rác dưới nước đòi hỏi nhiều kỹ năng. Ngoài việc bơi lặn giỏi còn phải nín hơi được lâu và phải biết điều áp vì xuống dưới độ sâu 3 mét lỗ tai bị ảnh hưởng; nếu không biết điều áp thì không lặn xuống được, áp suất sẽ phá lỗ tai, lỗ mũi và chảy máu.
 

Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

 
Anh Trung nói và cho biết từng bị tai nạn lúc cố lấy thêm một chút rác, bị thiếu oxy trong não nên bị choáng. Khi lên mặt nước, nhờ có kinh nghiệm nên anh điều áp được.
 
Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng
 
Rác thải từ chai, lọ cho đến túi nylon đều được anh Trung thu gom, bỏ vào giỏ nổi trên mặt nước hoặc để ngay dưới đáy biển. Hết buổi, anh đưa rác theo thuyền về bờ để bỏ vào thùng.
 
Anh Trung đang là trưởng bộ phận hoạt động khách hàng ở khu resort nổi tiếng ở bán đảo Sơn Trà. Buổi sáng đi làm, anh gom rác dọc đường đi. Chiều về cũng tranh thủ nhặt rác.
  

Nhặt[-]rác[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Đà[-]Nẵng

 
Mỗi buổi lặn biển, anh Trung gom được khoảng 10 kg rác.
Nguyễn Đông
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhặt rác dưới đáy biển Đà Nẵng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Dẫn lối cho người sống xanh

Dẫn lối cho người sống xanh

(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI