»

Thứ năm, 09/05/2024, 23:15:45 PM (GMT+7)

Vì sao không khí Hà Nội trở nên "xấu" và "rất xấu"?

(10:57:42 AM 15/12/2019)
(Tin Môi Trường) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng có 12 nguồn được cho là gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội, trong đó có nguồn thải đầu tiên chính từ các nhà máy, khu công nghiệp xung quanh Hà Nội.

Vì[-]sao[-]không[-]khí[-]Hà[-]Nội[-]trở[-]nên[-]"xấu"[-]và[-]"rất[-]xấu"?

Sáng 14-12, thời tiết Hà Nội mù mịt, sương mù khiến tầm nhìn hạn chế, ô nhiễm không khí vẫn ở mức rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người - Ảnh: DANH TRỌNG

 
Tuy nhiên, việc xác định nguồn thải nhưng thiếu các giải pháp khiến các chuyên gia cho rằng chưa biết đến khi nào Hà Nội mới hết ô nhiễm.

Bụi từ sản xuất ximăng, điện than
 
Ông Trần Đình Sính - phó giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Green ID) - cho rằng những nghiên cứu trước đây đều chỉ ra một trong những nguồn gây ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội có nguồn từ các nhà máy ximăng, nhiệt điện than ở khu vực phía Bắc.
 
"Bụi từ các nhà máy được vận chuyển về Hà Nội theo cơ chế gió cuốn. Trong không khí có những khối không khí di chuyển, bụi theo những khối không khí đó di chuyển hàng nghìn kilômet. 
 
Vì thế, với những nhà máy sản xuất ximăng ở Hà Nam, Ninh Bình, Lạng Sơn, nếu thuận theo chiều gió, tốc độ gió sẽ đưa nguồn bụi này đi các nơi, có thể cuốn về gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội" - ông Sính nhận định.
 
Theo ông Sính, trong những lần lập báo cáo về chất lượng không khí trước đây, Green ID đã từng mời một số chuyên gia nước ngoài hỗ trợ tính toán về quỹ đạo di chuyển của bụi mịn PM 2.5, theo đó có bằng chứng bụi mịn "di chuyển từ những khu công nghiệp tại Hải Phòng, Quảng Ninh, ở đó có rất nhiều nhà máy nhiệt điện than và ximăng, theo chiều gió đưa về gây ô nhiễm tại Hà Nội".
 
Dù vậy, vị chuyên gia này cho biết vẫn chưa thể tính toán được tỉ lệ đóng góp bao nhiêu phần trăm trong số nguồn gây ô nhiễm không khí của các nhà máy ximăng hay điện than.
 
Cũng theo ông Sính, dù đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm, nhưng các giải pháp đưa ra vẫn cho thấy "chưa biết đến khi nào thì Hà Nội mới hết ô nhiễm không khí", đặc biệt là không xác định được nguồn thải chính, thì "rất khó có được giải pháp mang tính "trừng trị" để giảm nhanh, giảm hiệu quả những nguồn phát thải lớn".
 
Vì[-]sao[-]không[-]khí[-]Hà[-]Nội[-]trở[-]nên[-]"xấu"[-]và[-]"rất[-]xấu"?
Lượng xe cộ quá lớn là thủ phạm gây ô nhiễm không khí - Ảnh: HỮU KHOA
 
Ngay với nguồn từ các nhà máy nhiệt điện than, theo ông Sính, chỉ có những nhà máy có công nghệ hiện đại mới lọc tĩnh điện được 99,75% lượng bụi, còn những nhà máy nhiệt điện cũ, xây dựng lâu năm, rất khó đạt được tỉ lệ lọc bụi cao như trên.
 
Hà Nội: ô nhiễm là do... thời tiết
 
Báo cáo nhanh về chất lượng không khí tại Hà Nội của Chi cục Bảo vệ môi trường TP này cho thấy tính đến ngày 14-12, chất lượng không khí ở Hà Nội đã chạm ngưỡng "xấu" và "rất xấu" trong 4 ngày liên tiếp, khẳng định điều kiện thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí cho cả khu vực hiện nay.
 
"Với tình hình khí tượng chung như khí áp tăng cao, trời lặng gió, không mưa, nhiệt độ thấp làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm thải ra hằng ngày khó phát tán lên cao và bay ra xa. Điều này gây nên tình trạng tăng đột biến các hạt bụi lơ lửng có kích thước bé như PM 2.5" - báo cáo nêu.
 
Đặc biệt, trước thực tế ô nhiễm không khí còn tiếp diễn, Sở Tài nguyên - môi trường TP Hà Nội khuyến cáo tất cả người dân trên toàn TP nên hạn chế ra ngoài, nhóm nhạy cảm gồm: người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp không nên ra khỏi nhà, không tập thể dục vào buổi sáng và chiều tối cũng như cần trang bị khẩu trang chống bụi PM 2.5 đạt chuẩn vì ô nhiễm có thể kéo dài.
 
Sở Tài nguyên - môi trường còn khuyến cáo "tất cả mọi người cần hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm không khí như không đốt rác, dừng đun nấu bếp than tổ ong, các xe vận chuyển phế thải xây dựng, bùn thải phải đảm bảo che chắn không phát tán ô nhiễm, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân".
 
Cũng sáng 14-12, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) công bố chất lượng môi trường từ ngày 7 đến 13-12, cho thấy nhiều ngày ô nhiễm bụi mịn cao có xu hướng tăng trong những ngày qua.
 
"Tại Hà Nội, có trạm đo được giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 vượt quá giới hạn cho phép gần 2-3 lần" - Tổng cục Môi trường nêu.
 
Theo TS Hoàng Dương Tùng - chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch VN, dù Hà Nội có gặp thời tiết không thuận lợi trong những ngày qua, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. 
 
"Thời tiết không phát thải ra nguồn gây ô nhiễm mà chỉ làm ngưng tụ các nguồn gây ô nhiễm không khí do chính con người thải ra, giữ những nguồn gây ô nhiễm này ở tầng không khí thấp. Vì vậy, cần phải nhìn nhận nguyên nhân gây ô nhiễm là do chưa kiểm soát được các nguồn thải từ con người, từ đó giải quyết và kiểm soát những nguồn phát thải chủ quan này" - ông Tùng nói.
 
Giữa tuần mới mưa, hi vọng giảm ô nhiễm không khí
 
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở khu vực Bắc Bộ từ ngày 14 đến 18-12 trời chủ yếu nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng sớm trời rét.
 
Khoảng ngày 19 và 20-12 có mưa và mưa rào, trời chuyển rét. Còn tại Hà Nội, từ ngày 14 đến 18-12 trời nhiều mây, không mưa. Còn từ ngày 19 và 20-12, khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra mưa và mưa rào. Theo Tổng cục Môi trường, trước thời điểm Hà Nội có mưa rào, chất lượng không khí vẫn duy trì ở mức xấu.
TT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao không khí Hà Nội trở nên "xấu" và "rất xấu"?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định

Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định

(Tin Môi Trường) - Cá chết nổi trắng mặt hồ sinh thái Bàu Sen ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), bốc mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân gần đó.

Tin Môi Trường
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình

(Tin Môi Trường) - Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã báo cáo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan về gói thầu di dời, đốn hạ cây xanh làm tuyến metro số 2.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI