»

Thứ bảy, 18/05/2024, 12:55:17 PM (GMT+7)

Lễ đón Bằng Công nhận 4 Cây Di sản Việt Nam tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

(06:07:16 AM 11/10/2023)
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2023, chính quyền và nhân dân xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam 2 cây Sung và 2 cây Vối cổ thụ, gần 150 năm ở thôn Chử Xá (xưa kia gọi là làng Xứa), xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

 Lễ[-]đón[-]Bằng[-]Công[-]nhân[-]4[-]cây[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam[-]tại[-]huyện[-]Gia[-]Lâm,[-]Hà[-]Nội

Hình ảnh  2 cây Sung cổ thụ - Cây Di sản Việt Nam 

02 cây Sung và 02 cây Vối cổ thụ, gần 150 năm ở thôn Chử Xá (xưa kia gọi là làng Xứa), xã Văn Đức, huyện Gia Lâm (cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 Km về hướng Đông) vừa được chính quyền và cộng đồng địa phương long trọng tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và đón nhận danh hiệu “Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” vào đúng Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10).

 
Tới dự, tặng hoa chúc mừng và chia vui với cộng đồng địa phương, có: TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam; ông Nguyễn Việt Hà, thành Uỷ viên, Bí thư huyện Uỷ Gia Lâm: Ni sư Thích Đàm Lượng và các vị lãnh đạo nhiều xã, phường khu vực ven sông Hồng; từ Phú Thọ, tới Hưng Yên.
 
Lễ[-]đón[-]Bằng[-]Công[-]nhân[-]4[-]cây[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam[-]tại[-]huyện[-]Gia[-]Lâm,[-]Hà[-]Nội
TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE  trao Bằng Công nhận  4 Cây Di sản Việt Nam
cho đại diện lãnh đạo địa phương
 
Trong diễn văn khai mạc của ông Trần Xuân Điệu, Chủ tịch UBND xã và bài phát biểu đáp từ của bà Trần Thị Hải, Bí thư Đảng Uỷ, Chủ tịch HĐND xã Văn Đức, đều khẳng định: sự kiện công nhận danh hiệu Nông thôn mới nâng cao và vinh danh Cây Di sản Việt Nam cho những cây cổ thụ của xã, là một hoạt động rất hữu ích. Đây là sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo, các cấp có thẩm quyền đã dành cán bộ và nhân dân Văn Đức, góp phần thiết thực phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
 
Những cây Di sản đặc hữu này được người dân trân quý, chăm sóc và bảo vệ từ đời này sang đời khác. Bởi nó không chỉ giữ vai trò là nhân chứng lịch sử (được trồng ở nơi thờ tự Thân phụ của Chử Đồng Tử), mà nó còn là những thực thể cây trồng, đã trực tiếp cứu sống rất nhiều người dân (trong những năm thiếu đói, thời kháng chiến chống Thực dân Pháp và phát xít Nhật). Các cụ kể rằng: thời đó ăn quả Sung, sau đó uống nước lá Vối, họ sẽ cảm thấy no bụng và tỉnh táo rất lâu. Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản hôm nay, không nhằm mục tiêu giáo dục truyền thống, sự biết ơn và trân trọng quá khứ; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương, mà còn góp phần tạo điểm nhấn về du lịch, phát triển kinh tế cho địa phương.
 
Lễ[-]đón[-]Bằng[-]Công[-]nhân[-]4[-]cây[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam[-]tại[-]huyện[-]Gia[-]Lâm,[-]Hà[-]Nội
Hình ảnh 2 cây Vối cổ thụ - Cây Di sản Việt Nam 
 
BTV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lễ đón Bằng Công nhận 4 Cây Di sản Việt Nam tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

(Tin Môi Trường) - UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông tin vụ việc huyện này cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí 400 triệu đồng để thực hiện chặt hạ, bảo tồn cây Di sản bị chết

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI