Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Thứ ba, 05/12/2023, 12:18:39 PM (GMT+7)
Quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản
(12:26:47 PM 12/11/2023)(Tin Môi Trường) - Trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lồng ghép với các nội dung về phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời thể chế các quan điểm, định hướng được nêu tại Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng vào nội dung Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
>> Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước >> Đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản >> Nâng tầm vị thế trong phản biện về lĩnh vực địa chất, khoáng sản >> Tiềm năng và giải pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại Công viên địa chất toàn cầu- Cao nguyên đá Đồng văn >> Hà Nội: Rà soát ngay toàn bộ quá trình tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát
Ảnh: IE
Theo Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Trường Giang, một trong các nhiệm vụ là hoàn thành xây dựng Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp 6 năm 2023. Trong đó, tập trung quy định rõ nội dung điều tra cơ bản tài nguyên địa chất (tài nguyên khoáng sản; tài nguyên vị thế, di sản địa chất, công viên địa chất); các điều kiện địa chất khác: tai biến địa chất, địa chất môi trường, địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa mạo...). Công tác điều tra cơ bản địa chất chủ yếu do Nhà nước thực hiện và nguồn xã hội hóa; quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hoàn trả kinh phí khi khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi), trong đó quy định: Việc lập Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ: Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; bảo đảm tính phối hợp đồng bộ giữa hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước. Kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến tài nguyên địa chất, khoáng sản; phù hợp với nguồn lực của Nhà nước theo từng thời kỳ.
Nhấn mạnh về giải pháp quản lý Nhà nước về địa chất, khoáng sản, ông Nguyễn Trường Giang cho rằng, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng; tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản. Ngoài ra, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ tập trung nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro, hạn chế các dự án đầu tư, khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại và hợp tác quốc tế trong điều tra cơ bản địa chất, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Các bộ, ngành, địa phương liên quan cần xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản trước năm 2025; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đối số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ lẻ, nhất là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường không hiệu quả kinh tế - xã hội, gây lãng phí nhiều tài nguyên, năng lượng nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Diệu Thúy
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
-
Đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản
-
Yêu cầu các công ty vi phạm về khai thác khoáng sản tại hồ Thủy điện Ialy ngừng hoạt động
-
Giáo sư người Việt cảnh báo ô nhiễm đất hiếm trong rác điện tử
-
"Cát tặc" lộng hành trên lòng hồ Thủy điện Ialy
-
Khai thác đất hiếm ở Việt Nam, băn khoăn bài toán công nghệ
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản
-
Bổ sung quy định mới bảo đảm minh bạch trong quản lý khoáng sản
-
Hà Nội: Thu về gần 1.700 tỷ đồng từ phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Bài viết mới:
- Giải “Chạy vì Rùa” đầu tiên tại Việt Nam (04/12/2023)
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước (04/12/2023)
- Kết thúc và trao giảo cuộc thi “Nơi SOS đã qua, người SOS đã gặp. Nơi ấn tượng, tình người khó phai” (04/12/2023)
- Gian Hàng Xanh HANE: Tiếp cận khách hàng và tìm kiếm đối tác tại Triển lãm Quốc tế Growtech Vietnam 2023 (04/12/2023)
- Hình ảnh Đại hội lần thứ VIII và Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (03/12/2023)
- Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng (03/12/2023)
- Bảo vệ và phát huy đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững (03/12/2023)
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (03/12/2023)
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu (29/11/2023)
- Đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản (29/11/2023)
- Giáo sư người Việt cảnh báo ô nhiễm đất hiếm trong rác điện tử
- Khai thác đất hiếm ở Việt Nam, băn khoăn bài toán công nghệ
- Yêu cầu các công ty vi phạm về khai thác khoáng sản tại hồ Thủy điện Ialy ngừng hoạt động
- Quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản
- Bổ sung quy định mới bảo đảm minh bạch trong quản lý khoáng sản
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản
- Hà Nội: Thu về gần 1.700 tỷ đồng từ phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trên sông Krông Nô
- "Cát tặc" lộng hành trên lòng hồ Thủy điện Ialy
- Công an tỉnh Đắk Lắk tăng cường xử lý sai phạm về cấp phép, khai thác khoáng sản
- Đất hiếm: Tiềm năng lớn nhưng cần thận trọng khi khai thác
- Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trên sông Krông Nô
- Bộ trưởng TN-MT: Khai thác khoáng sản trái phép có cán bộ địa phương "bảo vệ"
- Công an tỉnh Đắk Lắk tăng cường xử lý sai phạm về cấp phép, khai thác khoáng sản
- Có đất hiếm vẫn khó giàu
- Hà Nội: Thu về gần 1.700 tỷ đồng từ phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Bổ sung quy định mới bảo đảm minh bạch trong quản lý khoáng sản
- Quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản
- Khai thác đất hiếm ở Việt Nam, băn khoăn bài toán công nghệ

Đánh giá tác động của các dự án điện gió
(Tin Môi Trường) - Ngày 2/8, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thảo báo cáo nhiệm vụ "Điều tra, đánh giá tác động của các dự án điện gió đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, có tính đến năm 2030".

Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn năm 2022 - 2023”.

Hồ thủy lợi sẽ "nhấn chìm" hàng trăm ha rừng ở Bình Thuận, trồng lại ra sao?
(Tin Môi Trường) - Khoảng 162,55ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng phải nhường lại cho dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
.jpg)