»

Chủ nhật, 19/05/2024, 05:10:24 AM (GMT+7)

Một triệu cánh thư mang thông điệp bảo vệ động vật hoang dã

(15:47:17 PM 14/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Năm 2015, đường dây nóng miễn phí 1800 1522 thông báo các vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) sẽ được lan tỏa xa hơn, tới mọi miền của đất nước trên một triệu cánh thư của Công ty Cổ phần Thương mại và Chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco).

1.000.000[-]cánh[-]thư[-]mang[-]thông[-]điệp[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã
 
Phong bì ENV

 


Thông điệp “Nếu thấy động vật hoang dã bị vận chuyển, quảng cáo, buôn bán, hãy thông báo vi phạm tới đường dây nóng miễn phí 1800 1522 hoặc email hotline@fpt.vn” sẽ tiếp cận được với hàng triệu người dân Việt Nam qua những phong thư được gửi đi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh của Netco. Những phong thư mang thông điệp bảo vệ động vật hoang dã sẽ được đưa vào lưu hành, khuyến khích người dân không tiêu thụ ĐVHD và thông báo vi phạm về ĐVHD đến đường dây nóng miễn phí 1800 1522.
 
Ông Nguyễn Đức Thế  - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco) cho biết: “Không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh, Netco luôn coi trách nhiệm xã hội là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của mình. Chúng tôi tin tưởng rằng, những đóng góp của chúng tôi sẽ góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ ĐVHD nói riêng.”
 
Từ năm 2005, ENV đã thiết lập đường dây nóng miễn phí bảo vệ ĐVHD 1800 1522/email: hotline@fpt.vn/ nhằm khuyến khích người dân thông báo vi phạm về ĐVHD. Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phổ biến rộng rãi của điện thoại thông minh, năm 2014, ENV cũng đã chính thức ra mắt ứng dụng “ENV-SOS Động vật hoang dã” nhằm cung cấp thêm một công cụ giúp người dân thông báo các vi phạm về ĐVHD một cách thuận tiện và hiệu quả. Sau khi tiếp nhận các vi phạm từ người dân, ENV sẽ chuyển thông tin tới các cơ quan chức năng và theo sát các vụ việc nhằm đảm bảo các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý dứt điểm. Kết quả của vụ việc cũng sẽ được phản hồi cho người báo tin. Quy trình này nhằm nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của công tác thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD đồng thời khuyến khích người dân có phản ánh kịp thời và hành động nhanh chóng khi phát hiện các vi phạm về ĐVHD.
 
Tính đến tháng 4/2015, ENV đã ghi nhận hơn 8.000 hồ sơ vi phạm, hỗ trợ các cơ quan chức năng tịch thu hàng trăm cá thể ĐVHD, đóng cửa nhiều nhà hàng và khu chợ buôn bán ĐVHD, xóa bỏ nhiều biển quảng cáo và xử phạt những đối tượng vi phạm. Ngoài ra, rất nhiều người dân cũng đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm của mình sau khi nhận được khuyến cáo từ ENV.
 
Bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng vì các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực góp phần giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách. Hơn 100 doanh nghiệp đã đồng hành cùng ENV trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ ĐVHD. Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp quý báu của Netco trong việc phổ biến rộng rãi đường dây nóng 1800 1522 và khuyến khích người dân tham gia bảo vệ ĐVHD.”

Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một triệu cánh thư mang thông điệp bảo vệ động vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

(Tin Môi Trường) - UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông tin vụ việc huyện này cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí 400 triệu đồng để thực hiện chặt hạ, bảo tồn cây Di sản bị chết

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI