»

Chủ nhật, 19/05/2024, 04:05:32 AM (GMT+7)

Kêu gọi khách du lịch “Nói KHÔNG với tiêu thụ động vật hoang dã"

(12:55:20 PM 01/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Đây là một trong các hoạt động nằm trong dự án “Giảm thiểu tiêu thụ động vật hoang dã tại Tp. Đà Nẵng” do Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) thực hiện nhằm giúp cho thành phố Đà Nẵng không còn là nơi tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) trọng điểm của Việt Nam.

[-]Kêu[-]gọi[-]khách[-]du[-]lịch[-]“Nói[-]KHÔNG[-]với[-]tiêu[-]thụ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã"[-]

Khách du lịch được  các tình nguyện viên giới thiệu thông tin về động vật  hoang dã


Mỗi năm vào các dịp lễ lớn dài ngày như dịp lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về thành phố Đà Nẵng rất lớn để tận hưởng kỳ nghỉ dài ngày ở một trong các bãi biển đẹp nhất hành tinh và chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng. Trong các dịp này, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD như thịt rừng, các loại rượu ngâm từ ĐVHD, quà lưu niệm làm từ ĐVHD cũng tăng cao.


Nhằm góp phần giúp thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch thân thiện, không còn là một trong những trọng điểm tiêu thụ ĐVHD của Việt Nam, ngoài việc đặt các tờ rơi thông tin ở ga đến sân bay Quốc tế Đà Nẵng và 300 taxi Mai Linh, Trung tâm GreenViet còn phối hợp với Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đặt một bàn thông tin trong khuôn khổ chương trình “Khai trương mùa du lịch biển 2015” với mục đích đưa thông tin về thực trạng tiêu thụ ĐVHD đến với du khách, đồng thời kêu gọi mỗi du khách hãy là một du khách thân thiện khi đến với Đà Nẵng bằng cách không chọn các món ăn từ thịt thú rừng quý hiếm, không mua các loại rượu ngâm từ ĐVHD quý hiếm, không mua các sản phẩm quà lưu niệm làm từ các loài ĐVHD nguy cấp quý hiếm.


Với số lượng hơn 1,000 tờ rơi, 1,000 thẻ đánh dấu sách cùng với số lượng lớn bưu thiếp giới thiệu đến khách du lịch, thông tin về các loài ĐVHD nguy cấp quý hiếm cần được bảo vệ, các hành vi bị nghiêm cấm trong tiêu thụ ĐVHD, các điều luật cơ bản bảo vệ ĐVHD của Việt Nam, du khách sẽ có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề này và sẽ sáng suốt hơn trong việc lựa chọn tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD, đóng góp xây dựng hình ảnh thành phố Đà Nẵng – thành phố môi trường, thành phố du lịch ngày càng văn minh và thân thiện hơn.


Các du khách rất chăm chú khi được các tình nguyện viên của Trung tâm GreenViet giới thiệu về các sản phẩm truyền thông tại bàn thông tin. Chú Thanh (du khách đến từ tỉnh Ninh Bình) chia sẻ trong chương trình vào chiều ngày 30/4: “Ở quê chú cũng có rất nhiều loài ĐVHD quý hiếm, như là Vọoc mông trắng, cũng rất cần được bảo vệ. Nhưng nhiều khi bạn bè cứ mời mình sử dụng các món ăn từ thịt thú rừng, chú cũng không biết nói thế nào. Nhưng nay có các thông tin như trong tờ rơi này, chú sẽ biết loài ĐVHD nào được pháp luật bảo vệ, hành vi nào là vi phạm pháp luật để kêu gọi bạn bè không sử dụng nữa”.


Các sản phẩm truyền thông được thiết kế độc đáo và bắt mắt giúp thu hút du khách nhiều hơn, đặc biệt là các thông điệp mạnh mẽ như“Thành phố Đà Nẵng nói KHÔNG với tiêu thụ động vật hoang dã”, “Động vật hoang dã là tài sản Quốc gia, không phải bữa trưa của bạn”, “Đến Đà Nẵng, tham quan bán đảo Sơn Trà hoặc núi Ngũ Hành Sơn, tắm biển Mỹ Khê, không tiêu thụ động vật hoang dã” đã góp phần tạo sự thích thú đối với du khách.


Chia sẻ về dự án, anh Trần Hữu Vỹ - Giám đốc Trung tâm GreenViet cho biết, trước giờ mọi người cho rằng những khu vực gần rừng thì mới là nơi tiêu thụ nhiều nhất, nhưng thực ra những thành phố lớn và tập trung nhiều người, đặc biệt là các trung tâm du lịch và dịch vụ như thành phố Đà Nẵng, lại là nơi tập trung tiêu thụ cao nhất. Anh chia sẻ, “Mỗi du khách chỉ vô tình thử một món ăn từ thịt thú rừng, hay mua một sản phẩm lưu niệm nhỏ làm từ ĐVHD, một chai rượu ngâm ĐVHD về làm quà, là đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ, các lái buôn sẽ không ngần ngại truy sát hàng ngàn cá thể ĐVHD trong tự nhiên để phục vụ thực khách và thu về món hời cho mình. Hàng triệu du khách đến các thành phố lớn mỗi năm, nếu ai cũng không ý thức trong việc tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD thì là một mối hại lớn cho các cá thể ĐVHD còn sót lại ngoài tự nhiên”.


Anh Vỹ cho biết thêm, “Các hoạt động như thế này tưởng đơn giản nhưng vô cùng cần thiết, và việc tiếp cận với du khách tại công viên Biển Đông là một nơi rất lý tưởng để du khách có thời gian lắng nghe và tiếp nhận các thông tin một cách tốt nhất. Thông tin được cung cấp qua các hình thức như thẻ đánh dấu sách cũng giúp cho du khách giữ lâu bên mình”.

Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kêu gọi khách du lịch “Nói KHÔNG với tiêu thụ động vật hoang dã"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

(Tin Môi Trường) - UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông tin vụ việc huyện này cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí 400 triệu đồng để thực hiện chặt hạ, bảo tồn cây Di sản bị chết

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI