»

Thứ bảy, 18/05/2024, 09:36:29 AM (GMT+7)

Cùng đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện báo cáo giữa kỳ của Dự án hợp tác giữa VACNE với GAHP

(16:18:34 PM 06/04/2023)
(Tin Môi Trường) - Đó là sự đồng thuận của hơn 60 đại biểu tham gia Hội thảo trực tiếp và online giữa các đầu cầu Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ, An Giang và Đắk Lắk do VACNE tổ chức ngày 5/4/2023, nhằm triển khai tốt Dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên đối với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam” đã ký kết với GAHP.

 Cùng[-]đẩy[-]nhanh[-]tiến[-]độ,[-]hoàn[-]thiện[-]báo[-]cáo[-]báo[-]cáo[-]giữa[-]kỳ[-]của[-]Dự[-]án[-]hợp[-]tác[-]giữa[-]VACNE[-]với[-]GAHP

Quang cảnh cuộc họp

 
Sau khi nghe PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Giám đốc dự án giới thiệu tổng quan về tiến độ, mục đích của hội thảo kỹ thuật lần này, đại diện 18 đối tác thực hiện dự án đã báo cáo về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao và các kết quả bước đầu, cũng như các vướng mắc đang gặp phải, cần hợp tác tháo gỡ.
 
Hầu hết các nội dung trình bày tại Hội thảo đều liên quan đến thông tin, dữ liệu nguồn phát thải nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và xây dựng khung nghiên cứu, kiểm kê phát thải mô phỏng, phân tán và đánh giá tác động đốt ngoài trời, phế phụ phẩm cây trồng trong nông nghiệp đến sức khỏe con người tại Việt Nam. Ngoài những báo cáo: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thay thế đốt ngoài trời, thuốc bảo vệ thực vật tác động tới biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học tại Việt Nam, một số vấn đề mới liên quan cũng được nêu ra tại Hội thảo này. Cụ thể như: sử dụng công nghệ bản đồ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu về đốt ngoài trời và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Đánh giá về nhận thức và rủi ro đối với môi trường và sức khỏe do hoạt động đốt ngoài trời; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...và các hoạt động truyền thông và đào tạo cũng được đề xuất trong dự án.
 
Bước đầu, Dự án này đã được triển khai tại nhiều địa phương ở cả 3 miền (miền Bắc, miền Trung Tây Nguyên và Nam Bộ) của Việt Nam. Các mô hình: sử dụng phụ phẩm nông nghiệp chăn nuôi gia súc; ủ rơm rạ làm phân bón và làm giá thể trồng nấm, tại huyện Châu Thành (An Giang) và mô hình sử dụng chế phẩm sinh học đa chức năng (chuyển rạ thành phân hữu cơ, cải tạo đất và sinh trưởng cây lúa) tại xã Khánh Thành, huyện Ý Yên (Ninh Bình) của Dự án này được cộng đồng hưởng ứng, chính quyền địa phương đánh giá cao. Bởi đây không chỉ là các các giải pháp thực tế, hạn chế đốt rơm rạ gây khói bụi ô nhiễm, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực về kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
 
Nhìn chung, các đối tác của Dự án đều nỗ lực kế thừa các nghiên cứu, đánh giá, thống kê, quan trắc của các cơ quan chức năng, tổng hợp, phân tích các giải pháp đã được triển khai, từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp mới hiệu quả. Hội thảo kỹ thuật còn giúp các đối tác trao đổi, chia sẻ thông tin để cùng hướng tới mục tiêu thực hiện tốt báo cáo giữa kỳ năm đầu tiên của dự án.
BTV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cùng đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện báo cáo giữa kỳ của Dự án hợp tác giữa VACNE với GAHP

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

(Tin Môi Trường) - UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông tin vụ việc huyện này cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí 400 triệu đồng để thực hiện chặt hạ, bảo tồn cây Di sản bị chết

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI