»

Thứ sáu, 17/05/2024, 14:29:21 PM (GMT+7)

Cây Lộc vừng hai thân khổng lồ vùng ven đô Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(06:51:42 AM 15/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Cây Lộc vừng cổ thụ gần (500 năm), gốc chìm sâu trong đất, mỗi cành có đường kính gần 1 mét ở thôn Hoắc Châu, xã Châu Sơn, huyện Ba Vì – một làng nhỏ ven sông Hồng, cách trung tâm thành phố Hà Nội 50 km về hướng Tây Bắc, vừa được chính quyền và cộng đồng địa phương long trọng tổ chức Lễ gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc (14/11/ 2023).

 Cây[-]Lộc[-]vừng[-]hai[-]thân[-]khổng[-]lồ[-]vùng[-]ven[-]đô[-]Hà[-]Nội[-]được[-]vinh[-]danh[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam

Cây Lộc vừng hai thân khổng lồ vùng ven đô Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

 
Về dự lễ và chia vui với cộng đồng địa phương có: GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam; bà Nguyễn Thi Kim Oanh, Thường vụ huyện Uỷ, Chủ tịch MTTQVN huyện Ba Vì; các ông: Lê Minh Tuấn, huyện uỷ viên, Chánh Văn phòng HĐND huyện, Lã Văn Đoan, Bí thư xã Châu Sơn, cùng đông đảo các vị lãnh đạo, đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam và UB MTTQ huyện Ba Vì, xã Châu Sơn, thôn Hoắc Châu và cư dân trong vùng. Tới dự buổi lễ và tặng hoa chúc mừng sự kiện này, còn có nhiều đơn vị, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn và một số con em địa phương đang công tác, học tập xa quê.
 
Phát biểu sau khi trao Bằng và gắn bia Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Lộc Vừng cổ thụ, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam bày tỏ vui mừng, trước sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng với phong trào bảo tồn Cây Di sản, trong đó có bà con thôn Hoắc Châu. Sự trường tồn của những cây Lộc Vừng cổ thụ này đã khẳng định truyền thống văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường của địa phương.
 
Cây[-]Lộc[-]vừng[-]hai[-]thân[-]khổng[-]lồ[-]vùng[-]ven[-]đô[-]Hà[-]Nội[-]được[-]vinh[-]danh[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam
Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam
 
Trong Diễn văn khai mạc của ông Phùng Trọng Đức, Trưởng Ban công tác MTTQ và Báo cáo về lịch sử cây Lộc Vừng cổ thụ của bà Tạ Thị Kiều Trang, Trưởng thôn Hoắc Châu đều bày tỏ vui mừng, cảm ơn sự quan tâm của Hội BVTN&MT Việt Nam. Đặc biệt là sự kết nối tận tâm của ông Lê Mạnh Công - người con của quê hương tới sự kiện này. Các vị cho rằng: sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam rất có ý nghĩa với địa phương và thu hút được sự quan tâm của các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân; đồng thời bày tỏ quyết tâm vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn những cây cổ thụ đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
 
Tại buổi Lễ trọng thể này, ông Lê Mạnh Công đã giới thiệu những tác phẩm ảnh và thơ về cây Lộc Vừng này. Trong đó thể hiện những tình cảm sâu sắc, sự trân quý của hậu thế đối với Cây Di sản quý báu của các bậc tiền nhân để lại cho hậu thế. Trong bài thơ “Tình nghĩa cây quê” do ông mới sáng tác có câu: Lộc Vừng ơi nặng nghĩa tình/ Quê hương tôi đó thắm tình làng quê… Về quê đứng gốc tần ngần/ Cây còn đứng đó người thân đâu rồi…\

 

T.H
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây Lộc vừng hai thân khổng lồ vùng ven đô Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

(Tin Môi Trường) - UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông tin vụ việc huyện này cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí 400 triệu đồng để thực hiện chặt hạ, bảo tồn cây Di sản bị chết

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI