»

Thứ hai, 20/05/2024, 03:11:24 AM (GMT+7)

CÂY DI SẢN VIỆT NAM: Công nhận Cây Di sản đầu tiên tại huyện Thoại Sơn - An Giang

(12:13:18 PM 24/07/2023)
(Tin Môi Trường) - Đó là cây Dầu rái (trên 200 năm tuổi) trong khuôn viên đình Thoại Ngọc Hầu tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vừa được các cấp chính quyền và nhân dân huyện Thoại Sơn tổ chức lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào đúng Lễ kỷ niệm 194 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (ngày 23/7/2023).

 CÂY[-]DI[-]SẢN[-]VIỆT[-]NAM:[-]Công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]đầu[-]tiên[-]tại[-]huyện[-]Thoại[-]Sơn[-]-An[-]Giang

 
Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Thoại Sơn, cùng lãnh đạo huyện Thoại Sơn qua các thời kỳ.
 
Thay mặt Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Ủy biên Ban chấp hành Trung ương Hội, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường thành phố Cần Thơ đã đến tham dự và trao bằng công nhận Cây Di sản cho đại diện địa phương.
 
CÂY[-]DI[-]SẢN[-]VIỆT[-]NAM:[-]Công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]đầu[-]tiên[-]tại[-]huyện[-]Thoại[-]Sơn[-]-An[-]Giang
GS.TS. Nguyễn Văn Công, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây Dầu rái trong khuôn viên đình Thoại Ngọc Hầu
 
Danh thần Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại. Theo sử sách, mùa Xuân năm Mậu Dần 1818, được sự chuẩn tấu của vua Gia Long, Thoại Ngọc Hầu đã chiêu tập dân binh, phát lệnh đào kênh. Dưới sự chỉ huy của ông, hơn 1.500 nhân binh tích cực làm việc, luân phiên đào kênh. Con kênh dài hơn 30km, nối rạch Đông Xuyên (Long Xuyên), với ngọn Giá Khê (Rạch Giá), nghiễm nhiên trở thành con sông to, tấp nập ghe thuyền. Đến năm 1822, Thoại Ngọc Hầu long trọng mở hội dựng bia và chính thức lập làng Thoại Sơn. Ngôi làng năm ấy giờ đã phát triển văn minh, sầm uất, với nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Cũng tại nơi này, với lòng thành kính và tri ân, nhân dân đã lập đền thờ hương khói, phụng thờ ông đến nay.
 
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Văn Công bày tỏ xúc động khi được thay mặt BCH Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về dự và trao “Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam” cho cây Dầu rái hơn 200 năm tại Đình Thoại Ngọc Hầu vào đúng dịp cả nước đang có nhiều hoạt động tri ân, hướng tới Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7). Đồng thời ông cũng cho rằng việc tổ chức Lễ Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Dầu rái trong khuôn viên ngôi Đình cổ thờ danh nhân Thoại Ngọc Hầu không chỉ là sự kiện quan trọng của tỉnh An Giang, mà còn là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả chúng ta.
 
CÂY[-]DI[-]SẢN[-]VIỆT[-]NAM:[-]Công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]đầu[-]tiên[-]tại[-]huyện[-]Thoại[-]Sơn[-]-An[-]Giang
PGS.TS. Nguyễn Văn Công cùng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng thực hiện nghi thức khai phông đỏ Cây Di sản Việt Nam đối với cây Dầu rái
 
Qua hoạt động Bảo tồn Cây Di sản, chúng ta thể hiện sự trân quý và biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Những thế hệ trước đã trồng và nối tiếp nhau bảo vệ, để hôm nay chúng ta có được những Cây quý báu này. Và chúng ta có nghĩa vụ phải giữ gin bền vững cho hậu thế. Vinh danh Cây Dầu rái ở Đình Thoại Ngọc Hầu là Cây Di sản Việt Nam, chúng ta còn góp phần quảng bá cho du lịch, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử, văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết của các dân tộc của Việt Nam. Chúng ta đều biết: dưới gốc cây này, hàng trăm năm qua, vẫn còn lưu giữ những dấu chân của những người đi mở đất, đi khẩn hoang lập ấp và cả những con người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất này, trong cuộc chiến chống Pôn pốt vừa qua.
 
CÂY[-]DI[-]SẢN[-]VIỆT[-]NAM:[-]Công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]đầu[-]tiên[-]tại[-]huyện[-]Thoại[-]Sơn[-]-An[-]Giang
 
CÂY[-]DI[-]SẢN[-]VIỆT[-]NAM:[-]Công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]đầu[-]tiên[-]tại[-]huyện[-]Thoại[-]Sơn[-]-An[-]Giang
Các đãi biểu chụp ảnh lưu niệm bên bia cây di sản
 
Trước buổi Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam các đại biểu đã làm lễ  dâng hương đến Danh thần Thoại Ngọc Hầu và một chương trình văn nghệ đặc sắc do các diễn viên không chuyên của huyện Thoại Sơn biểu diễn, tạo không khí sôi động và hào hứng và trang nghiêm.
BTV (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: CÂY DI SẢN VIỆT NAM: Công nhận Cây Di sản đầu tiên tại huyện Thoại Sơn - An Giang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

Khánh Hòa: Thông tin "lại" vụ cần 400 triệu đồng để... chặt hạ, bảo tồn cây Di sản

(Tin Môi Trường) - UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông tin vụ việc huyện này cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí 400 triệu đồng để thực hiện chặt hạ, bảo tồn cây Di sản bị chết

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI