»

Chủ nhật, 05/05/2024, 17:40:34 PM (GMT+7)

Nghề nhặt rau nhút thuê ở Sài Gòn Tin ảnh

(19:51:14 PM 26/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Một số hộ dân ở Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, đặc biệt là huyện Bình Chánh đã sống bằng nghề nhặt rau nhút thuê. Dường như, công việc này được truyền từ thế hệ này đến thế hệ kia của những con người nơi đây.

Nghề[-]nhặt[-]rau[-]nhút[-]ở[-]Sài[-]Gòn
Những người dân lành nghề cặm cuội với công việc của mình.


Chạy dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh theo hướng về quốc lộ 1A, chỉ trên đoạn đường ngắn, chắc hẳn không khó để bạn tìm gặp những tụ điểm bán rau nhút bên lề đường.

Nhặt rau nhút thuê được xem là nghề mưu sinh không thể thiếu của những người dân xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Hơn 10 năm nay, người dân nơi đây, đa phần là phụ nữ, vẫn cần mẫn với nghề nhặt rau nhút thuê cho các chủ cửa hàng. Rau nhút ở đây được tập kết với số lượng lớn từ các quận Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi.

Mỗi ngày, một lao động có thể nhặt sạch từ 40 đến 50kg rau nhút, với mỗi kilogam rau chủ cửa hàng trả công cho họ khoảng 3.000 đồng. Nếu làm đều đặn người dân nơi đây có thu nhập vài triệu một tháng thì họ đỡ lao đao với cảnh chợ búa mỗi ngày.

Một ngày của họ bắt đầu từ 8h sáng, khi những chiếc xe tải nhỏ chở đến hàng tấn rau nhút cũng là lúc những người dân tụ lại với nhau thành từng nhóm nhỏ khoảng 5, 6 người. Ngồi trên những chiếc ghế nhựa bên lề đường, những đôi bàn tay thoăn thoắt hàng ngày chỉ làm một việc là cầm mỗi cọng rau nhút và gỡ bỏ những “chiếc áo phao”, những chùm rễ cùng với những cây bèo con. Ai nhìn cũng thấy nhàn, nhàn đến mức phát chán, nhưng với họ đây là nghề kiếm sống cho cả gia đình.

Công việc cứ thế được lặp đi lặp lại từng ngày, từ sáng tới chiều họ ngồi suốt bên lề đường, con hẻm, bên cạnh là những tia nắng như thêu như đốt của Sài Thành. Đa phần những người làm nghề này đều có gia đình và định cư ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Họ đều thuộc vào bậc tuổi trung niên, một phần do tuổi tác, bằng cấp, một phần do sức khỏe nên hầu hết họ đều “bám chặt” với nghề nhặt rau nhút để kiếm sống.  Anh Trần Văn Pho (47 tuổi, xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh) chia sẻ: “thấy làm thuê làm mướn cũng bấp bênh quá, nên ở nhà phụ vợ nhặt rau để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Trước kia, mình đi làm thấy vợ chỉ việc ngồi lề đường nhặt rau, nhàn nhã bao nhiêu thì khi bắt tay vào phụ vợ mới thấy thấm đủ điều, trời thì hanh oi nóng bức, đường thì xe cộ tấp nập, bụi bặm. Rau nhút thấy dễ nhặt vậy mà đâm ra khó, mỗi lần cứ cầm một cọng gỡ bỏ như vậy thì rất lâu, có khi không khéo lại làm gãy cành, mất chồi thì phải phân ra cây nguyên với cây bị gãy để bán riêng.”

“Nhiều khi ở nhà không biết làm gì, buôn bán cũng chẳng có vốn luyến, mặt bằng, thấy chị em trong xóm rủ nhau đi nhặt rau nên mình cũng đi theo làm kiếm thêm thu nhập. Mấy ngày đầu về suýt bị bệnh do phải tiếp xúc với nước, với nắng, bụi nhưng khi quen rồi thấy công việc cũng ổn đinh nên theo chị em làm suốt tới giờ.”- chị Hương (35 tuổi, xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh) chia sẻ.

Dưới tán cây ven lề đường, bầu trời bụi bặm, nắng gắt là những giọt mồ hôi của người lao động với nghề nhặt rau nhút suốt bao nhiêu năm qua. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc là thế, nhưng trên môi họ vẫn luôn có những nụ cười, những câu chuyện, kỹ năng sống được truyền đến nhau. Và sau lớp hào nhoáng của Sài Thành, những tòa nhà hoành tráng kia vẫn luôn có những con người ngày đêm làm việc cực khổ, nhưng vẫn không thể nào đủ để có cuộc sống sung túc hơn.

Hình ảnh công việc nhặt rau nhút thuê hàng ngày ở Sài Gòn:

 

Nghề[-]nhặt[-]rau[-]nhút[-]ở[-]Sài[-]Gòn

Khi những chiếc xe tải chở rau nhút tới cũng là lúc bắt đầu làm việc của những người dân xã Phong Phú.

Nghề[-]nhặt[-]rau[-]nhút[-]ở[-]Sài[-]Gòn

Vợ chồng anh Pho làm việc dưới trời nắng cả ngày nhưng họ vẫn nở nụ cười

Nghề[-]nhặt[-]rau[-]nhút[-]ở[-]Sài[-]Gòn

Người dân tưới thêm nước cho rau không bị héo dưới thời tiết oi bức

Nghề[-]nhặt[-]rau[-]nhút[-]ở[-]Sài[-]Gòn

Người dân rửa sơ qua với nước để làm sạch bèo dính trên thân rau

Nghề[-]nhặt[-]rau[-]nhút[-]ở[-]Sài[-]Gòn

Thành phẩm sau một khoảng thời gian nhặt bỏ phao, cành hư gãy, người dân cân lên tính theo ký và nhận tiền lương cho công việc của mình.

NGUYỄN THỊ THU NGỌC
Từ khóa liên quan: Nghề, nhặt , rau nhút , Sài Gòn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Nghề nhặt rau nhút thuê ở Sài Gòn

  • Hoàng Ngọc Cường (17:11:27 PM 07/04/2017)Địa chỉ gia đình trồng rau rút

    Anh (Chị) làm ơn cho xin số điện thoại gia đình trồng rau rút. Tôi xin cảm ơn.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghề nhặt rau nhút thuê ở Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 "Đủ duyên ta lại tương phùng"

"Đủ duyên ta lại tương phùng"

(Tin Môi Trường) - Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Tiền tài, danh vọng có phải thứ bạn mong mỏi, hay thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên ở tâm hồn?

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI