»

Chủ nhật, 19/05/2024, 04:53:30 AM (GMT+7)

Lấy chồng bốn lần vẫn còn trinh

(19:33:52 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Vào đầu thập niên 1920, người con gái sau khi “coi mắt” là coi như đã có chồng. Vì vậy mà người dân sống hai bên dòng sông Bảo Định (thành phố Tân An, tỉnh Long An) cứ truyền mãi giai thoại về một người con gái bốn lần có chồng mà vẫn... còn trinh.

 

Cầu Đúc ở Tân An, nơi ngày xưa là bến đò ngang qua sông Bảo Định, cũng là nơi chứng kiến chuyện tình duyên kỳ lạ của cô Tư Thảo.

 

Đám cưới thành đám tang



Thời đó, chưa có chiếc cầu nào bắc qua sông Bảo Định, người qua lại phải dùng đò ngang, và chính một chiếc đò ngang đã làm chết chú rể thứ tư của cô Tư Thảo khi anh trên đường đi đón dâu. Đó là lần cô gần với đêm tân hôn nhất.



Một buổi sáng đầu thập niên 1920, đoàn đón dâu khoảng 20 người, chia làm ba nhóm đi ba chiếc đò sang sông. Chiếc đi đầu có bà mai, cha của chú rể, cùng những người ngồi bàn trưởng tộc. Chiếc thứ hai chở chú rể chính, rể phụ và cánh thanh niên đi đón dâu. Chiếc cuối cùng chở cánh phụ nữ.



Dòng sông Bảo Định ngày ấy không rộng lắm, bề ngang chỉ độ 50 mét, nhưng nước sông chảy xiết, nhất là gặp lúc nước ròng. Buổi sáng hôm ấy, sông Bảo Định đang lúc nước ròng, lại vào mùa nước đổ, nên nước chảy rất mạnh, những người chèo đò phải chèo cật lực để nương theo dòng nước đưa đoàn người đón dâu qua sông. Khi chiếc đò thứ nhất chở bà mai và những người lớn tuổi cập bến, từ phía nhà gái, pháo bắt đầu nổ ran để đón mừng nhà trai.

 

Cũng chính viên pháo đùng khai hỏa bất ngờ đã làm cho một thanh niên yếu bóng vía đi trên chiếc đò thứ hai chở chú rể bị giựt mình, làm chiếc xuồng chao nghiêng. Những người trên đó đa số họ ít được đi xuồng, nhiều người không biết bơi nên hoang mang, hoảng loạn.

 

Vậy là dù chỉ còn cách bờ chưa tới 10 mét, chiếc đò chở chú rể đã không còn cơ hội cập bến. Nó bị lật ngang, dìm chú rể và những thanh niên đi cùng lễ vật xuống sông.

 

Hàng chục thanh niên từ trên bờ lao nhanh xuống sông để cứu những người không biết bơi, nhưng do nước chảy mạnh, chú rể và một người nữa đã chìm mất hút dưới dòng sông. Hơn một ngày sau, xác chú rể mới nổi lên ngoài sông Vàm Cỏ Tây cách nơi xảy ra tai nạn gần một cây số.



Lần ấy cô Tư Thảo dù chưa một lần “nhất dạ đồng sàng” nhưng cũng về nhà chồng để thọ tang, làm tròn phận sự dâu con. Suốt mấy ngày, cô ra ruộng nằm ôm nấm mộ đất mới mà than khóc, kể lể. Sau đúng ba tháng, cô Tư Thảo xin phép nhà chồng cho cô “xả tang” rồi trở về nhà cha mẹ ruột ở Tân An.

 

Sau vài ngày ân cần chăm sóc cha mẹ, cô xin phép đi về Gia Định - Đồng Nai làm ăn với nghể thợ may của mình. Dù rất thương con gái, nhưng cha mẹ Tư Thảo không nỡ ngăn cản con, vì nếu tiếp tục ở lại Tân An, trọn đời cô sẽ “ở giá” vì sẽ không còn chàng trai nào bạo gan tới cầu hôn cô, một người con gái tuổi Dần đã bốn lần “sát chồng” dù chưa một lần nếm trải đêm tân hôn.



Sau khi rời Tân An đi Gia Định – Đồng Nai, cô Tư Thảo có vài lần trở về thăm cha mẹ, sau đó không ai biết gì nữa về cô. Có người nói cô Tư lấy được một ông “Các Chú” (tiếng chỉ người Triều Châu nhập cư vào Việt Nam lúc đó) ở Biên Hòa rồi theo chồng về ở luôn bên Tàu.



Chuyến xe lửa định mệnh



Xung quanh giai thoại về cô Tư Thảo, những người lớn tuổi ở Tân An kể lại có nhiều điểm dị biệt, nhưng giống nhau ở chỗ cô đã bốn lần đính hôn và cả bốn lần chú rể đều chết yểu.



Cô Tư tuổi dần, sinh năm 1902, là người con gái đẹp người, đẹp nết, thêu thùa may vá thật khéo tay. Cô mở tiệm may ngay bên bờ sông Bảo Định cách không xa bến đò. Năm 17 tuổi, lần đầu tiên cô Tư được mai mối với một thanh niên ở Bến Lức, cách Tân An khoảng 15 cây số.

 

Theo tập tục của người dân Nam bộ thời ấy, sau khi bà mai gặp gỡ gia đình hai bên thì đến thủ tục "coi mắt”. Nếu “coi mắt” xong mà hai bên đều ưng ý thì nhà trai sang bỏ rượu, rồi đám hỏi. Thông thường, từ ngày coi mắt cho tới ngày cưới là khoảng 1 - 2 năm, có khi kéo dài tới ba năm, tùy theo điều kiện của nhà gái, nhưng hiếm khi nào sớm hơn một năm.



Lần ấy chàng trai từ Bến Lức mặc áo dài khăn đóng được đưa đến coi mắt cô Tư Thảo. Chỉ được ngắm cô Tư Thảo vài khoảnh khắc khi cô mặc áo dài lên nhà trên châm trà đãi khách, nhưng chú rể đã mê cô. Còn Tư Thảo cũng nhìn trộm và ưng thầm chàng trai khôi ngô, hiền lành, ngó con nhà gia giáo, lại sắp trở thành người “gõ đầu trẻ”.

 

Sau khi nhà trai ra về, bà mai ở lại thăm dò thái độ của nhà gái và biết chắc rằng hai bên đã ưng ý, bà nán lại dùng cơm chiều để bàn chuyện coi ngày cho nhà trai đi bỏ rượu. Bà mai chưa kịp rời khỏi nhà cô Tư Thảo thì đã có người hớt hải qua đò báo hung tin: chàng trai vừa đến coi mắt cô Tư đã bị tai nạn trên đường về nhà.

 

Không biết do không có kinh nghiệm đi xe lửa hay vì quá vui mừng sắp cưới được vợ đẹp mà chàng trai đã bước xuống sân ga Bến Lức khi xe lửa chưa dừng hẳn. Anh bị giật ngã, đầu đập vào nền bê tông sân ga, gây chấn thương sọ não. Điều kiện y học thời đó không thể làm gì hơn ngoài chuyện để cho người thanh niên hôn mê dần rồi tử vong. Vậy là mới 17 tuổi, cô Tư Thảo đã mang tiếng có một đời chồng.

 



 

Nhờ đẹp người, đẹp nết, chỉ hơn một năm sau lại có đám tới dạm hỏi cô Tư Thảo. Chú rể là con một điền chủ ở quận Tân Trụ, cách Tân An gần 20 cây số. Dù bà mai cố tình giấu nhẹm chuyện cũ nhưng gia đình chàng trai cũng biết được.

 

Mẹ chàng lo sợ can ngăn nhưng ba chàng trai bảo: “Cái mạng thằng Tư nó ớn, lo gì”. Còn anh Tư chưa hình dung chuyện “mạng lớn, mạng nhỏ” ra sao nhưng nghe nói có vợ đẹp thì ham, nên không lo sợ gì hết. Ngày đi coi mắt diễn ra suôn sẻ nên khi về tới nhà, cha con anh Tư tự đắc nói: “Thấy chưa, số thằng Tư lớn, dễ gì chết yểu vì bị cọp vồ”.



Hơn ba tháng sau, vào ngày mùng 9 tháng giêng ta thật đẹp, bà mai cùng cha anh Tư mang rượu tới nhà gái để chính thức xác nhận cuộc hôn nhân giữa anh Tư và cô Tư Thảo. Ngày cha đi bỏ rượu ở Tân An, anh Tư đi xem đá banh ở xã Bình Lãng.

 

Trong một pha tấn công, một cầu thủ sút mạnh, nhưng bóng bay ra phía sau khung thành, nằm dưới một gốc cây. Đang đứng xem phía sau cầu môn, anh Tư chạy vội đi nhặt giúp.

 

Nhưng sau khi nhặt, anh đứng dựa vào gốc cây bất động, hai tay vẫn ôm chặt trái banh, mặc cho mọi người kêu réo, chờ đợi, mắng mỏ. Đến khi có người chạy tới giật trái banh thì anh Tư mới đổ kềnh ra đất. Khi đó mọi ngưới mới tá hỏa biết anh đã bị “trời trồng” (chết đứng), chứng bệnh mà sau này ta hay gọi là “đột tử”.



Cha anh Tư trên đường đi “bỏ rượu” bên nhà gái trở về, khi đi ngang sân bóng thấy chuyện lao xao ghé vào xem, mới thấy con trai đang nằm bất động dưới gốc cây, miệng sùi bọt mép. Tất cả những nỗ lực cứu chữa cho nạn nhân đều trở nên vô vọng.



Về cái chết của anh Tư, có người kể không phải anh bị “trời trồng” mà do anh đứng ngay phía sau cầu môn, bị trái banh đá căng trúng vào đầu nên đứt mạch máu não. Người khác lại kể rằng, khi chạy đi nhặt trái banh trên mặt ruộng nứt nẻ vào mùa khô, chân anh bị sụp khe nứt, ngã đập đầu xuống mặt ruộng làm đứt mạch máu não nên chết.



Suốt mấy tháng trời, cô Tư Thảo không dám bước ra khỏi nhà, hễ có thời gian rảnh là vào buồng nằm vùi khóc ướt hết gối. Rồi cô Tư Thảo cùng mẹ ăn chay đúng một năm. Ngày rằm nào hai mẹ con cũng đến chùa làm công quả hai ngày để van vái phật trời cho cô hết “nặng vía”, thoát khỏi cái số sát chồng.





 

Người này vốn rất kén vợ (nên mới sống độc thân đến gần 30 tuổi) nhưng không tin những chuyện huyền bí theo kiểu “tuổi dần sát chồng” nên đã ưng bụng khi nghe bà mai ca tụng cô Tư Thảo sắc nước hương trời. Cha mẹ anh ban đầu cũng hơi lừng khừng, nhưng sợ cản đám này thì con họ tiếp tục ở vậy, nên đã “đánh liều” gật đầu theo con.



Từ Tân Hiệp đến Tân An coi mắt vợ, chàng trai thợ bạc cũng đi bằng xe lửa, nhưng đã không xảy ra chuyện chết vì ngã như nhiều người lo sợ.  Ngày cha đi bỏ rượu bên nhà gái ở Tân An, chàng ở nhà cũng đi coi đá banh ở sân vận động Tân Hiệp, nhưng cũng không xảy ra chuyện “trời trồng” như "người tiền nhiệm". Thấm thoắt rồi ngày đám hỏi cũng tới. Mọi người hồi hộp theo dõi cuộc hôn nhân mới này như theo dõi xổ số.



Gia đình nhà trai khá giả, gia đình bên gái cũng không kém cạnh, vì vậy đám hỏi của họ thật linh đình, nhộn nhịp cả một đoạn bờ sông Bảo Định. Là thợ bạc, chính tay chàng trai đã làm cặp nhẫn bằng vàng để đeo cho mình và vợ tương lai. Hai bên gia đình đều có cớ để vui tràn, vì vậy mà tiệc tùng kéo dài, rượu đế Gò Đen chảy như suối.

 

Chàng rể ban đầu rất ý tứ, chỉ nhấp môi mỗi khi có ai mời rượu, còn lại là lo chạy bàn, tiếp thức ăn cho khách. Ngay trong tiệc rượu, người lớn hai bên cũng dễ dàng thống nhất sẽ tiến hành lễ cưới sau ba tháng, chứ không kéo dài hàng năm, chàng trai không phải vất vả qua “làm rể” gánh nước, bửa cũi như tập tục bao đời.



Đến lúc đó, chàng rể được coi là con trong nhà, được cha vợ cho phép uống rượu “tùy khả năng”. Khả năng của chàng là cả lít rượu đế, nhưng vì phải giữ ý tứ nên chàng uống độ hai xị (nửa lít) là ngừng, ai ép thêm cũng từ chối.

 

Trên đường trở về Tân Hiệp, hầu hết cánh đàn ông đều say xỉn, chỉ có chú rể là còn tỉnh queo. Khi xe lửa về tới Tân Hiệp, dừng lại ở ga Ông Táo, chính chàng rể đã đỡ từng người nhậu say xuống xe, đưa họ vào nhà. Đám hỏi như vậy là trót lọt, ai nấy thở phào.



Sau một ngày mệt nhọc vì đám tiệc, sáng hôm sau cả nhà ai cũng dậy trễ. Đến khi cô gái út thường dậy trễ nhất nhà cũng đã cuốn chăn màn thì anh cả mới hỏi vợ vẫn chưa dậy. Cô vào phòng đánh thức thì thấy người anh đã lạnh cứng tự bao giờ.

 

Thầy lang nói do anh uống nhiều rượu, tối ngủ lại để cửa sổ, gặp lúc thời tiết chuyển lạnh nên bị trúng gió chết. Mẹ và các cô, dì của nạn nhân thì không tin như vậy. Họ than khóc trong đám tang với cùng một nội dung: “Con ôi, cháu ôi, ham vợ đẹp làm chi để phải chết tức chết tưởi…”.



Lần ấy, cô Tư Thảo đã ngất xỉu khi nghe hung tin. Rồi cô được cha mẹ đưa sang nhà trai chịu tang “chồng”, sau ngày mở cửa mả mới trở về nhà cha mẹ ruột. Vừa trở về, cô Tư đã lén bỏ vào chùa Bình Lập xin xuống tóc quy y.

 

Vị sư trụ trì còn nấn ná vì xem ra “nữ thí chủ” chưa dứt nợ trần. Rồi cha mẹ cô Tư biết chuyện đến năn nỉ con trở về nhà. Rước con ra khỏi chùa, người mẹ đưa con đến nhà thầy bói để nhờ xem đường tình duyên.

 

Bà thầy bói phán chắc nịch: “Quá tam ba bận. Tà khí đã bay hết, bây giờ người nữ mới có thể có chồng”. Từ lời phán của bà thầy mà sau đó khoảng một năm đã có thêm đám cưới qua sông của chàng trai ở Thủ Thừa đã kể ở đầu bài.



Ở tuổi 90, cụ Tám Oanh như đuối hơi khi cố kể cho hết câu chuyện. Cuối cùng cụ nói: “Sau khi cô Tư bỏ xứ ra đi, chuyện tuổi dần sát chồng càng trở nên nghiêm trọng ở đây, con gái tuổi dần rất khó lấy chồng. Tui vì cha mẹ nghèo nên lấy đại một cô tuổi dần.

 

Chẳng dè, đâu có hổ nào vật tui, nên sống nhăn răng tới giờ chưa chết, trong khi bà hổ nhà tui đã chết cách đây gần 20 năm. Chẳng qua là sự trùng hợp ngẫu nhiên, chứ xung quanh đây chẳng ai có vợ tuổi dần mà chết sớm cả. Nghĩ thương cô Tư Thảo, xui rủi gì tận mạng! Hổng biết sau đó cổ có tìm được hạnh phúc!”.

Cô Tư Thảo và mẹ ngừng ăn chay tuần trước thì tuần sau có người tới nhà đặt vấn đề mai mối với một đám ở bên Tân Hiệp, Tiền Giang. Người đàn ông lớn hơn cô Tư 8 tuổi, làm thợ bạc, có cơ một tiệm vàng ở chợ huyện.
Câu chuyện về chàng trai vừa mới đi coi mắt cô Tư Thảo đã bị ngã xe lửa chết đã làm xôn xao dư luận thị xã Tân An suốt nhiều tháng trời, nhưng rồi cũng dịu đi, chẳng còn ai bàn tán chuyện cô Tư Thảo “sát chồng”.
Hồi hộp như xổ sốSự cố chết người trong một trận đá banh

(theo phunutoday)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lấy chồng bốn lần vẫn còn trinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

(Tin Môi Trường) - Loài cua dừa khổng lồ nặng trung bình khoảng 4kg một con, có khả năng bóc tách vỏ quả dừa, trở thành sinh vật thống trị hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.

Tin Môi Trường
 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

(Tin Môi Trường) - Kênh Vĩnh Tế hoàn thành không chỉ là di sản thủy lợi của triều Nguyễn để lại mà còn là khởi nguồn của một công cuộc quan trọng khác: khai hoang phục hóa vựa lúa miền Tây.

VACNE 30 năm
 Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 24-4, khi chứng kiến cây đa làng Bàng Tân (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều người ấn tượng với bộ rễ khủng của cây đa cổ thụ này chồm lên trùm kín làm mái lợp, tường bao cho gian miếu thờ phía dưới.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI