»

Chủ nhật, 19/05/2024, 06:16:38 AM (GMT+7)

Bẫy tôm hùm

(19:34:12 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (Vfej) - Ngoài cách bắt tôm hùm con theo kiểu chong mành giăng lưới, người dân ở các xã ven biển tỉnh Phú Yên còn nghĩ ra một cách làm mới, ít tốn vốn, ít thời gian hơn mà hiệu quả không kém. Đó là đặt bẫy để nhử bắt tôm con.

Cách làm này đang được nhân rộng, tạo nguồn thu nhập quan trọng cho các gia đình ngư dân ven biển trong những ngày giá dầu lên cao.



Nghe cách giới thiệu hấp dẫn nên một hôm tôi thức dậy sớm theo một người anh bơi thúng ra biển. Buổi sáng biển Long Thủy khu vực gần bờ thật nhộn nhịp, mỗi người một chiếc thúng chai, tay chèo chống tay kia kéo bẫy.



Bẫy là... phế liệu


"Ngư dân thật tài, họ nghĩ ra nhiều cách làm sáng tạo để tận thu lộc biển mọi lúc mọi nơi", đó là câu nhận xét của một khách du lịch có mặt tại bãi biển Long Thủy (xã An Phú, TP Tuy Hòa, Phú Yên) khi cùng tôi chứng kiến cảnh nhiều ngư dân đang bơi thúng mang từ biển về hàng trăm tôm hùm con. Trong khi những ngày biển nổi gió, ghe cập bờ chật ních thì những ngư dân ở đây lại cần mẫn lắc thúng chai ra biển đặt bẫy, thăm bẫy tôm hùm, không kể ngày tháng, nắng, mưa, gió, bão,... việc làm mang lại hiệu quả kinh tế tại làng biển này.



 

 

 

 

Để có những chiếc bẫy, người muốn làm ra nó phải chạy ngược xuôi tìm dụng cụ. Đó là những thứ “nộm” xà bần như lốp xe máy cũ, lưới mành trũ cũ, cây khô, rổ rá hư... "Công nghệ" chế biến bẫy thô sơ, đơn giản. Người làm nghề dùng mành lưới cũ bọc túm xung quanh một chiếc rổ rá cũ, mỗi bẫy có đường kính khoảng 30 cm, nặng khoảng 2 kg; cách khác: cũng có thể lấy một khúc cây cỡ bằng cổ tay cổ chân, dùng mũi khoan khoan dày kín những lỗ cỡ bằng ngón tay trên thân cây; hoặc dùng lốp xe máy, xe đạp buộc với những viên đá san hô có nhiều lỗ...

 

 

Tất cả các bẫy trên được ngư dân đánh thành một đường dây dài, cách 3 - 5m, cột vào neo, rồi đem thả xuống biển (nơi ngư dân đoán định có khả năng nhiều tôm), hai đầu dây cột vào hai chiếc phao lớn đánh dấu vị trí và có dấu hiệu riêng của mình. Dọc theo đường dây là các bẫy, trên mỗi cái bẫy có một cục xốp làm dấu, người đi thăm cứ bơi thúng theo đường phao thăm từng bẫy một.



Theo ngư dân Nguyễn Văn Trung, cách làm bình dân này được một số người tại địa phương học được từ làng biển Đại Lãnh (Khánh Hòa) hơn một năm trước. Từ khi làm ăn hiệu quả, ngư dân Long Thủy nhiều người làm theo. Làm bẫy kiểu này ít vốn, chỉ chịu khó đi tìm phế liệu và cục xốp, tốn tiền mua dây neo, thế là có một dàn bẫy hái ra tiền. Hiện nay, mỗi người làm nghề bắt tôm con ở đây đều có một dàn bẫy khá hoành tráng. Mỗi dàn khoảng từ 50 đến 200 bẫy. "Dù trời nắng ấm hay biển động, dàn bẫy kia cũng được ngâm dưới nước suốt năm. Khi nào rảnh thì chống thúng ra thăm, nếu bận bịu lắm thì thôi", anh Trung cho biết.



Thu nhập đều đều

Nếu như nghề chong mành được mùa, mỗi đêm một thuyền bắt được trên cả lầm (100 con), bán được cả chục triệu đồng thì nghề bẫy tôm hùm, khi trúng mánh, một đêm một người cũng chỉ được cao nhất là 20 - 30 con, thông thường từ 5 - 10 con. Đi bẫy, số lượng tôm bắt được ít, song nghề này có thế mạnh riêng: ít vốn, ít tốn công, làm được dài dài...



Theo anh Mai Tiến Đạt thì nghề chính của anh là đi biển chong mành, nghề bỏ trũ (đặt bẫy) này được xem là làm thêm nhưng khá hấp dẫn. "Sướng nhất là lúc kéo bẫy lên, thấy con tôm nằm trong lỗ thò hai cái râu ra ngoài cựa cựa. Mỗi sáng mong được đều đều thấy râu tôm cứ như thế này thì mình ấm túi…", anh Đạt vui vẻ kể. Cứ thế, mỗi sáng dù làm gì, mỗi người cũng tranh thủ ra biển, kiếm được một vài con gọi là có thêm thu nhập.

 

 

 

 

"Lâu lâu mới trúng được bữa nhiều nhưng thường ngày nào cũng được vài con, lại có suốt quanh năm, không giàu nhưng có tiền đều như nước mạch, đỡ khổ", một phụ nữ trạc ngoài 40 ngồi đợi chồng bên bờ biển cho biết.



Hiện nay, do tôm hùm con xuất hiện nhiều nên thương lái đã ép giá xuống thấp. Một con tôm sao chỉ còn 95.000 đồng, 50.000 đồng một con tôm xanh (trước đây giá một con tôm sao có lúc lên đến 190.000 đồng). Anh Trung cầu mong: "Một sáng thăm bẫy được 4 con sao cũng kiếm được vài trăm ngàn, ít nhưng mình ăn trọn, không phải chi phí tiền cá ngũ (tiền công bạn chài), tiền dầu như đi ghe chong mành".



Gần đây giá dầu lên cao, nhiều ngư dân làm ăn không được, không có tiền mua dầu gọi bạn ra khơi nên đành neo ghe bó gối ngồi ở nhà. Trong lúc giá cả thị trường bấp bênh như vậy, việc đánh bắt theo kiểu thủ công như bẫy tôm hùm thế này là một việc làm tạo được thu nhập đều đều cho gia đình.

Đafo Tấn Trực (Thanh Niên)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bẫy tôm hùm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

(Tin Môi Trường) - Loài cua dừa khổng lồ nặng trung bình khoảng 4kg một con, có khả năng bóc tách vỏ quả dừa, trở thành sinh vật thống trị hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.

Tin Môi Trường
 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

(Tin Môi Trường) - Kênh Vĩnh Tế hoàn thành không chỉ là di sản thủy lợi của triều Nguyễn để lại mà còn là khởi nguồn của một công cuộc quan trọng khác: khai hoang phục hóa vựa lúa miền Tây.

VACNE 30 năm
 Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 24-4, khi chứng kiến cây đa làng Bàng Tân (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều người ấn tượng với bộ rễ khủng của cây đa cổ thụ này chồm lên trùm kín làm mái lợp, tường bao cho gian miếu thờ phía dưới.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI