»

Thứ bảy, 18/05/2024, 22:36:08 PM (GMT+7)

Làng phơi lá buông Tin ảnh

(09:26:28 AM 16/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Làng phơi lá buông (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) nằm kề cửa khẩu Hoa Lư. Hơn 10 năm trước, nhiều người đến đây làm thuê cho các chủ bãi được cấp chỗ ở trong những căn nhà lá tạm bợ, dần dà trở thành làng.

 

Phơi lá buông. Mùa nắng, lá buông chỉ cần phơi khoảng ba ngày là khô. Mùa mưa thì vất vả hơn, người phơi phải mất khá nhiều thời gian mang lá ra phơi khô - Ảnh: Toại Nguyễn

 

Lá buông được chủ bãi lá mua từ Campuchia, đưa về qua cửa khẩu Hoa Lư, sau đó được phơi trên bốn bãi: Phú Lâm, bà Hà, bà Tám Hạnh, ông Lợi. Mỗi tuần có hàng chục tấn lá tươi được chở về làng. Công việc phơi lá buông tưởng chừng đơn giản nhưng khá nặng nhọc. Người phơi lá lao động quần quật cả ngày: xé lá để phơi, khoảng ba ngày sau lá khô thì kèo lá và chuyển đi. Một người làm hết sức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Lá buông được dùng chằm nón, đan túi xách và làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

 

Làng phơi lá buông ở Lộc Hòa cung cấp nguyên liệu chính cho làng nón Gò Găng (Bình Định) và nhiều làng nón ở Huế, các tỉnh Tây Nam bộ… Lá buông còn được người Khmer sử dụng để viết kinh Phật, có thể lưu giữ cả trăm năm.

 

Ông Võ Văn Mối, quê Đồng Tháp, cho biết: “Cuối năm ngoái, những gia đình đến đây từ hơn 10 năm trước đều đã được nhập hộ khẩu, con cái được đến trường học. Nhưng tất cả nhà cửa ở đây đều tạm bợ. Chúng tôi sống với nghề phơi lá buông nhưng nghe nói vài năm nữa cửa khẩu Hoa Lư sẽ được quy hoạch hoàn chỉnh, lúc đó chẳng biết đi đâu về đâu…”

 

Sáng sớm, những xe lá buông tươi được nhập qua cửa khẩu Hoa Lư - Bình Phước. Mỗi tuần làng phơi hàng chục tấn lá tươi
Mùa nắng, chỉ cần phơi lá buông khoảng ba ngày là khô, mùa mưa phơi lá vất vả hơn. Lá buông được phân hai loại, lá thân và lá ngọn có giá tiền khác nhau
Chập tối, cha con ông Lê Văn Thân chuyển lá buông khô vào nhà

Cha con ông Võ Văn Mối kèo lá buông khô bằng tay

Anh Hoàng Văn Cao (34 tuổi, quê Quảng Trị) là một trong những người 10 năm trước lên vùng đất Lộc Hòa lập nghiệp. Anh từng có hai năm đến Tân Biên, Tây Ninh phơi lá buông, nhưng sau về lại Lộc Hòa vì số lượng lá buông tươi nhập khẩu ở Tây Ninh không nhiều, không có công việc làm

Lá buông được chuyển đi bán làm nguyên liệu ở những nơi làm nghề thủ công trên khắp cả nước

 

TOẠI NGUYỄN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Làng phơi lá buông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa

(Tin Môi Trường) - Loài cua dừa khổng lồ nặng trung bình khoảng 4kg một con, có khả năng bóc tách vỏ quả dừa, trở thành sinh vật thống trị hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương vì không có động vật bản xứ cạnh tranh.

VACNE 30 năm
 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

(Tin Môi Trường) - Kênh Vĩnh Tế hoàn thành không chỉ là di sản thủy lợi của triều Nguyễn để lại mà còn là khởi nguồn của một công cuộc quan trọng khác: khai hoang phục hóa vựa lúa miền Tây.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI