»

Thứ bảy, 18/05/2024, 10:27:29 AM (GMT+7)

Hỗ trợ lồng ghép kiến thức lối sống sinh thái vào chương trình giảng dạy cho sinh viên

(18:41:43 PM 30/10/2017)
(Tin Môi Trường) - 34 giảng viên trẻ đến từ hơn 20 trường đại học và tổ chức trên cả nước với tình yêu nghề và sự đam mê, mong muốn được truyền tải kiến thức lối sống sinh thái cho sinh viên đã gặp gỡ, học tập và cùng chia sẻ trong khóa tập huấn “Hỗ trợ lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình cho sinh viên”.

Chương trình do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) tổ chức diễn ra từ 27/10 – 28/10/2017 tại Đà Nẵng.

 

Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Các học viên của khóa tập huấn
 
Khóa tập huấn “Lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình cho sinh viên” đã khép lại sau 2 ngày hoạt động (27/10 – 28/10/2017). 34 học viên là những giảng viên tại hơn 20 trường đại học và tổ chức có nhiều đam mê, nhiệt huyết đã chia sẻ và trao đổi về các phương pháp lồng ghép lối sống sinh thái với các chuyên gi. Từ đó các thầy, cô đã tìm được những phương pháp lồng ghép thích hợp tại môi trường mình công tác.
 
Chương trình bắt đầu với phần chia sẻ của anh Nguyễn Việt Trung – Cán bộ dự án Trung tâm C&E về khái niệm lối sống sinh thái và hướng tiếp cận dưới góc nhìn của C&E nhằm tạo cho các giảng viên nguồn cảm hứng và nền tảng cho các nội dung trao đổi tiếp theo.
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Phần chia sẻ của anh Nguyễn Việt Trung về lối sống sinh thái
 
Sau đó, các học viên đã chia sẻ về những phương pháp mà các thầy cô thấy có thể áp dụng tại môi trường giáo dục đại học, cao đẳng và những ưu nhược điểm cũng như lưu ý khi triển khai những hình thức lồng ghép này.
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Phần chia sẻ của các học viên về những phương pháp và chương trình đã từng triển khai tại trường đại học.
 
Đa phần các học viên đều đưa các chương trình rất thú vị dưới rất nhiều các hình thức khác nhau, những điểm khó khăn dần dần được đưa ra và phân tích.
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Phần chia sẻ về những hoạt động và phương pháp của C&E đã thực hiện về lối sống sinh thái của bà Bùi Thị Thanh Thủy – đại diện Trung tâm C&E
 
Dựa trên những chương trình và kinh nghiệm của C&E, bà Bùi Thị Thanh Thủy đã mang đến cho học viên những cái nhìn tổng quan về cách triển khai và phương pháp tiếp cận của chương trình đã được C&E áp dụng hiệu quả trong thời gian qua.
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Phần chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Hương về mô hình Service Learning
 
Bằng việc chia sẻ mô hình mới lạ và đã đạt được nhiều thành công, mô hình Service Learning – Học qua trải nghiệm cộng đồng của bà Nguyễn Thị Thanh Hương nhận được rất nhiều sự quan tâm của học viên từ tổ chức cho đến cách triển khai mô hình.
 
Vào buổi chiều ngày đầu tiên, các học viên đã được làm quen với 2 công cụ hiệu quả trong giảng dạy về lối sống sinh thái – đó là trò chơi câu cá và công cụ tính dấu chân sinh thái.
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Trò chơi bắt cá và những bài học được rút ra
 
Một trong những hoạt động quan trọng nhất của khóa học là các nhóm thực hiện việc thiết kế lồng ghép lối sống sinh thái theo những dữ kiện mà nhóm bốc thăm được với các nội dung (1) du lịch có trách nhiệm-bài học trên lớp (2) du lịch có trách nhiệm-bài học thực tế (3) Tiêu dùng thực phẩm bền vững (4) Tiêu dùng nước hợp lý. Với kinh nghiệm và phương pháp khác nhau, các học viên đã thực hiện việc lồng ghép lối sống sinh thái vào các nội dung này một cách rất đa dạng sáng tạo và linh hoạt từ việc tổ chức các cuộc thi, các chuyến đi thực địa, các hình thức tổ chức trò chơi đến sử dụng phương pháp tọa đàm đối thoại trong bài học trên lớp.
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên

Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Học viên trình bày về các kế hoạch nhóm về các chủ đề Du lịch có trách nhiệm, Sử dụng nước hiệu quả, Thực phẩm bền vững
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Chuyến thực địa đi quan sát Voọc chà vá chân nâu dưới sự hướng dẫn của đại diện tổ chức Green Việt.
 
Một điều vô cùng may mắn với nhóm học viên khi ngay lần đầu đi quan sát đã gặp một gia đình Voọc qua đó học viên hiểu được một phần về tập tính sinh hoạt cũng như phương pháp bảo tồn và duy trì loài vật quý hiếm này.
 
Hỗ[-]trợ[-]lồng[-]ghép[-]kiến[-]thức[-]lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]chương[-]trình[-]giảng[-]dạy[-]cho[-]sinh[-]viên
Triển lãm kế hoạch cá nhân của học viên sau khi quay trở về từ chương trình.
 
Buổi chiều cuối cùng của khóa tập huấn đã được dành cho hoạt động lên kế hoạch áp dụng những gì đã học và trao đổi trong suốt 2 ngày vào kế hoạch cá nhân của mỗi học viên sau khi trở về trường. Nhận được sự hào hứng của tất cả học viên là phương pháp triển lãm ý tưởng, hoạt động này đã mang lại một không gian rất mở trong việc học hỏi kinh nghiệm, cũng như tìm kiếm các ý tưởng mới trong công tác lồng ghép lối sống sinh thái.
 
Việc gặp gỡ và trao đổi với đại diện nhà tài trợ, các diễn giả và chuyên gia có kinh nghiệm cũng giúp cho các học viên có thêm nhiều những kiến thức và mô hình để qua đó tìm ra được những phương pháp thích hợp cho chương trình của mình. 
 
Kết thúc chương trình, mỗi một học viên đều có trong mình những cảm xúc riêng. Hầu hết học viên đều chia sẻ rằng các phương pháp của BTC đưa ra là đều có thể tiếp cận được và quan trọng hơn là họ gặp được những con người có cùng mục tiêu sẵn sàng lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình sau khi trở về.
Khóa tập huấn được tổ chức bởi Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) nằm trong khuôn khổ dự án “Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam” do Viện nghiên cứu Rosa Luxemburg Văn phòng Đông Nam Á phối hợp thực hiện tại Việt Nam.
Việt Trung - Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hỗ trợ lồng ghép kiến thức lối sống sinh thái vào chương trình giảng dạy cho sinh viên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Dẫn lối cho người sống xanh

Dẫn lối cho người sống xanh

(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI