»

Thứ bảy, 11/05/2024, 17:40:22 PM (GMT+7)

Tiền “khủng” mới thành công?

(08:25:51 AM 03/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trong tình hình kinh tế hiện nay, nhiều chuyên gia marketing cho rằng tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp Việt khi tung sản phẩm mới ra thị trường ở vào mức 80-90%. Vậy đâu là giải pháp cho các doanh nghiệp khi đột phá vào các sản phẩm mới?

 

  

Công ty nhôm Kim Hằng giới thiệu sản phẩm tại phiên chợ hàng Việt tổ chức ở Cà Mau năm 2010 - Ảnh: N.Bình

 

Theo kết quả điều tra người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010, 80% người tiêu dùng than phiền sản phẩm Việt Nam thiếu tính mới. Điều đó cho thấy việc đưa sản phẩm mới ra thị trường, dù rất nhiều rủi ro, song đang là vấn đề bức bách.

 

Cần giội “bom tấn”?

 

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC), trong một buổi nói chuyện với doanh nghiệp hạt giống của dự án Phát triển sản phẩm mới của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã chia sẻ khi tung sản phẩm mới, các công ty đa quốc gia thường đối mặt với tỉ lệ thất bại 60-70%.

 

Theo nhiều doanh nghiệp Việt Nam, cái khó lớn nhất khi tung sản phẩm mới là không đủ tiền giội “bom tấn”. Tuy nhiên, ngay cả những ông lớn cũng thất bại rất “hoành tráng” ở thị trường Việt Nam.

 

Đó là trường hợp Unilever với Trà Cây Đa - trà móc câu túi lọc đầu tiên ở Việt Nam. Trà Cây Đa ra đời, được đầu tư rất nhiều tiền và thời gian, nghiên cứu thị trường tương đối hoàn chỉnh trước khi được thương mại hóa. Ý tưởng của Trà Cây Đa rất tốt, đi kèm là một quảng cáo cảm động với hình ảnh làng quê Việt Nam cùng những gánh chè đặc trưng. Người Việt ai cũng mê trà móc câu, lại còn có sẵn túi lọc thì quá thuận tiện để mang theo sử dụng. Nhưng vì sao người tiêu dùng không mua?

 

Phải chăng có yếu tố “sự thật ngầm hiểu” chưa được thấu hiểu về tâm lý người tiêu dùng: uống trà móc câu phải uống nóng pha với ấm nhỏ, và hộp đựng trà không phải màu xanh lá? Vả lại Unilever lúc đó cũng không có một hệ thống phân phối mạnh dành cho nhãn trà đặc biệt này là các cửa hàng bán trà, cà phê, thay vì hệ thống cửa hàng tạp hóa sẵn có.

 

Hình như cũng có chút tương đồng với trường hợp bia Laser. Định vị mình là “bia tươi đóng chai đầu tiên ở Việt Nam”, bia Laser liệu có chú ý đầy đủ tâm lý thích rằng bia tươi thì phải... tươi, rót thẳng từ vòi chứ không phải đóng chai.

 

Một yếu tố quyết định nữa là mạng lưới phân phối. Thế nên dù truyền thông tiếp thị của Laser rất “khủng” về ngân sách, nhưng cuối cùng việc tung sản phẩm mới này không thành công.

 

Đồng cảm của người tiêu dùng

 

Muốn giải quyết thất bại có nhiều cách. Sunsilk cách đây vài năm đã thất bại trong việc tung sản phẩm dầu xả ra thị trường. Phải sau năm lần thất bại, qua một thời gian dài tìm tòi từ các chợ đến hộ gia đình, họ mới nghiệm ra rằng tâm lý người Việt còn chưa quen với sản phẩm dầu xả, được cho là rườm rà và đắt đỏ. Thế là Sunsilk tung ra một loạt gói sản phẩm nhỏ giá 500 đồng/gói cùng các quảng cáo gắn liền với những điều bình dị trong cuộc sống.

 

Bà Lê Thị Thanh Lâm, phó giám đốc Công ty Sài Gòn Food, cho biết năm 2005, lần đầu tiên công ty tung sản phẩm hải sản ngũ sắc ra thị trường và đạt được thành công nhất định, nhưng ít ai biết trước đó công ty đã phải tiến hành hai giai đoạn dùng thử sản phẩm. Đầu tiên là trong nội bộ, sau đó thử nghiệm đại trà và công ty đã phát hiện vấn đề khi rau củ xào lên thường ra nước làm nhão cơm. Sài Gòn Food đã phải thực hiện chiến dịch dùng thử, biểu diễn chế biến tại các hệ thống siêu thị, hội chợ để người tiêu dùng hiểu rõ thêm về sản phẩm.

 

Khi phải đối mặt với các vấn đề nóng hổi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay như giá cả các khâu đầu vào đều tăng, các doanh nghiệp Việt Nam càng ngần ngại tung sản phẩm mới. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp cắn răng, nhằm thẳng khó khăn mà tiến vào.

 

Đó là trường hợp Nhôm Kim Hằng cấu trúc lại dây chuyền, hợp lý hóa sản xuất và đặc biệt tìm mọi cơ hội đẩy mạnh công tác thị trường: tiếp thị kết hợp với nhiều thương hiệu khác trong những sự kiện quảng bá chung, đẩy mạnh dịch vụ khách hàng. Trong khi đó, dược Hậu Giang bền bỉ thực hiện những chuyến đi về vùng sâu vùng xa khám bệnh, phát thuốc cho người nghèo, củng cố sâu thiện cảm và niềm tin của người tiêu dùng.

 

Vấn đề chính là thấu hiểu người tiêu dùng, sau khi xác định đúng đối tượng, phân khúc khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Và thay vì các hoạt động từng được các đại gia sử dụng chi phí khổng lồ, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có cách tiếp thị của người nghèo mà khôn ngoan, đạt hiệu quả cao.

 

Kết hợp với nhau và toàn tâm toàn ý chia sẻ trong các hoạt động giới thiệu quảng bá và bán hàng, với những phương pháp chuyên nghiệp thích hợp, chắc chắn sản phẩm mới của doanh nghiệp Việt tìm được đường đến với người tiêu dùng.

 

NGUYỄN TẤN KIẾN PHƯỚC

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiền “khủng” mới thành công?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng

Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng

(Tin Môi Trường) - Là một Công ty hoạt động về môi trường, một lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Công ty TNHH XD-TM&SX Nam Thành Ninh Thuận với chức năng nhiệm vụ chính là thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm từ rác thải.

Tin Môi Trường
 Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

(Tin Môi Trường) - Hành vi xả thải với 3 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, trong đó có thông số vượt 480 lần mức cho phép, Công ty CP Paishing Việt Nam đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt 294 triệu đồng.

VACNE 30 năm
 Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

(Tin Môi Trường) - Lộc Trời còn nợ nông dân An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long 648 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng giá trị lúa mua trong vụ Đông Xuân năm nay.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI