»

Thứ bảy, 11/05/2024, 12:19:04 PM (GMT+7)

Phụ gia E102 và phản ứng của người trong cuộc

(20:56:26 PM 09/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Trong suốt tuần qua, cái tên E102 được nhắc đến khá nhiều trên các tờ báo bởi những nghi ngại về ảnh hưởng có thể có của nó, một chất phụ gia thực phẩm có chức năng nhuộm màu, tới sức khỏe của người tiêu dùng (NTD).


PGS.TS Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương) trong buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc VietnamNet sáng 5/7 vừa qua cho biết: E102 là chất màu tổng hợp có tên khoa học là Tatrazine.



Trong quy định Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Cục quản lý chất lượng vệ sinh ATTP - Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐBYT ngày 31/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì Tatrazine được phép sử dụng trong rất nhiều loại thực phẩm.



Tuy nhiên quy định này đã ban hành khá lâu (10 năm) do đó mà chưa cập nhật được các thông tin khoa học liên quan đến E102 trong những năm gần đây. Các nghiên cứu về E102 mới đây trên thế giới đều khẳng định E102 ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em 3 tuổi và 8-9 tuổi và làm yếu năng lực của đàn ông.

 

Phụ[-]gia[-]E102[-]và[-]phản[-]ứng[-]của[-]người[-]trong[-]cuộc
Mì ăn liền, một sản phẩm quen thuộc đối với NTD Việt Nam.


Một ngày sau đó, vào thứ tư 6/7, trên trang web chính thức của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (vfa.gov.vn), đã xuất hiện một bản tin có tựa đề “Thông tin về phẩm mầu Tartrazine (E102)”, trong đó khẳng định: “Ở Việt Nam việc sử dụng phầm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (QĐ 3742). Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận thấy cho đến thời điểm hiện nay nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn”.



Trở lại với cốt lõi của câu chuyện: Vậy thì Tartrazine (E102) hiện được sử dụng trong các thực phẩm nào, và ảnh hưởng thực chất của nó ra sao tới sức khỏe con người? Câu trả lời tưởng đơn giản này thực sự là một khó khăn, nhất là trong điều kiện thông tin còn thiếu thốn, và nhiều khi chưa được minh bạch trong giới kinh doanh, sản xuất và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay ở Việt Nam.



Trong Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế về "Quy định Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm", có tới 26 nhóm thực phẩm được sử dụng phẩm mầu Tartrazine (E102). Các nhóm thực phẩm này khá đa dạng, từ sữa lên men, đồ uống có sữa, có hương liệu hoặc lên men, các sản phẩm tương tự phomát tới các sản phẩm mứt, mứt cô đặc, mứt hoa quả, rồi kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cao su, bánh nướng, nước chấm, bia, nước giải khát, snack chế biến từ ngũ cốc...



Trong lúc những ồn ào về tác hại của chất E102 chưa kịp lắng xuống thì đã diễn ra vụ việc hai công ty sản xuất mì gói khá nổi tiếng ở Việt Nam (Acecook và Masan) tố nhau sử dụng E102, một chất phẩm mầu độc hại (?). Điều thú vị là sản phẩm mì gói, theo những thông tin mà chúng tôi có đến nay, lại không hề có tên trong danh sách các nhóm thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong Quyết định 3742 nói trên.



Một vị tiến sĩ, cựu quan chức của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã xác nhận mì ăn liền không nằm trong danh sách 26 nhóm thực phẩm được phép sử dụng E102, và cho rằng doanh nghiệp sản xuất mì tự coi các sản phẩm của mình thuộc nhóm “sản phẩm được dùng để trang trí thực phẩm” để có thể sử dụng E102. Không hiểu tại sao điều này lại được chấp nhận?



Số liệu thống kê của một số doanh nghiệp cho thấy Việt Nam hiện đang là thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản với mức tiêu thụ khoảng 3,5 tỉ gói (cốc) mì ăn liền/năm. Và hai doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tố nhau sử dụng chất E102 lại đang là những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường mì ăn liền hiện nay ở Việt Nam.



Câu hỏi mà bất kỳ NTD nào cũng có thể đưa ra là: liều lượng E102 mà các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền sử dụng liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng? Và ai là người kiểm soát liều lượng này khi các sản phẩm mì ăn liền được tiêu thị rất nhiều ở Việt Nam như hiện nay? Có người còn đi xa hơn khi đưa ra câu hỏi: Cứ cho rằng E102 là chất được phép sử dụng với một liều lượng hợp lý trong thực phẩm. Nhưng với mì gói, một sản phẩm mà rất nhiều trẻ em, và kể cả người lớn ăn hàng ngày ở Việt Nam, liệu các độc tố tích tụ lâu ngày có thể gây các bệnh nguy hiểm sau này? Đã có cơ quan nào ở Việt Nam nghiên cứu hoặc kiểm tra định kỳ xem lượng E102 trong thực phẩm mà mỗi người lớn và trẻ em Việt Nam tiêu thụ và hấp thụ hàng ngày là bao nhiêu chưa?...



Theo những thông tin mà chúng tôi có được, chất tạo mầu E102 hiện đang bị một số nước lớn ở Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc hạn chế, thậm chí cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm (đặc biệt trong mì gói), và nhiều nước tiên tiến và thị trường lớn khác trên thế giới như Mỹ, EU, Anh đề nghị cấm sử dụng E102 hoặc nếu dùng phải có nhãn cảnh báo: “Màu nhân tạo trong thực phẩm này gây nên những hành động thái quá và những vấn đề về hành vi ở một số trẻ em”. Vì vậy, bản tin của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế có thể được coi là hành động đúng đắn để chấn an dư luận, tạo niềm tin của NTD đối với các sản phẩm mì có liên quan.

 

Phụ[-]gia[-]E102[-]và[-]phản[-]ứng[-]của[-]người[-]trong[-]cuộc
Việt Nam cần có những nghiên cứu liên tục, cập nhật về ảnh hưởng của các phụ gia thực phẩm tới sức khỏe NTD. Ảnh tư liệu internet, có tính chất minh họa


Tuy nhiên, theo chúng tôi điều này chưa đủ. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cần phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp liên quan thực hiện các đợt truyền thông sâu, rộng hơn, giải thích một cách rõ ràng, minh bạch về chất tạo màu E102, tổ chức các hội thảo chuyên đề mang tính khoa học để có được những thông tin mới nhất, từ đó có các quyết định chính thức, kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi NTD, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.



Sau những sự cố về hàng loạt chất hóa học có hại cho sức khỏe vừa được phát hiện trong thực phẩm chế biến, như Melamine trong sữa, 3-MCDP trong nước tương, chất tạo đục DEHP trong thạch rau câu thì khả năng gây hại của chất tạo màu E102 trong thực phẩm vẫn là câu hỏi bức thiết cần có lời giải đáp kịp thời, hợp lý và minh bạch. Hy vọng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến sớm có những hành động cần thiết để giải tỏa bức xúc đối với NTD, ít nhất về mặt thông tin chính thống...

 

Vương Tiến
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phụ gia E102 và phản ứng của người trong cuộc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng

Giữ mãi màu xanh trên miền đất nắng

(Tin Môi Trường) - Là một Công ty hoạt động về môi trường, một lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Công ty TNHH XD-TM&SX Nam Thành Ninh Thuận với chức năng nhiệm vụ chính là thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm từ rác thải.

Tin Môi Trường
 Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

(Tin Môi Trường) - Hành vi xả thải với 3 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, trong đó có thông số vượt 480 lần mức cho phép, Công ty CP Paishing Việt Nam đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt 294 triệu đồng.

VACNE 30 năm
 Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

(Tin Môi Trường) - Lộc Trời còn nợ nông dân An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long 648 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng giá trị lúa mua trong vụ Đông Xuân năm nay.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI