»

Chủ nhật, 19/05/2024, 08:15:05 AM (GMT+7)

Báu vật lim xanh cổ thụ của dân làng

(05:59:57 AM 11/01/2020)
(Tin Môi Trường) - Mọc gần nghè Hà Phú, hai cây lim xanh cổ thụ thuộc rừng lim núi Mả Sở, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, được dân làng xem như báu vật.

Cách trung tâm thành phố Hải Phòng hơn 15 km về phía bắc, rừng lim xanh trên núi Mả Sở giờ chỉ còn sót lại hai cây lim, nằm phía sau nghè Hà Phú. Cây cao hơn 20 m, thân hai người ôm không xuể, tán rộng xum xuê.

Ông Hoàng Văn Khánh (72 tuổi, thủ nghè Hà Phú) cho biết, khu vực núi Mã Sở xưa kia là rừng lim xanh rộng hàng chục ha. Theo truyền ngôn từ đời này sang đời khác, thời kỳ chống giặc Nguyên Mông xâm lược, rừng lim Hà Phú là một trong những nguồn cung cấp gỗ lim cho quân dân nhà Trần làm cọc đóng xuống lòng sông, chống tàu thuyền của giặc.
 
Năm 1958, sau khi Hải Phòng được giải phóng, núi Mả Sở vẫn còn nhiều cây lim cổ thụ. Không lâu sau, trước nhu cầu gỗ đóng đồ gia dụng, bàn ghế học sinh, bàn ghế công sở..., chính quyền và người dân đốn hạ gần hết.
 
Báu[-]vật[-]lim[-]xanh[-]cổ[-]thụ[-]của[-]dân[-]làng
Cây lim xanh trên núi Mả Sở. Ảnh: Giang Chinh
 
Hai cây lim xanh còn đến ngày nay do mọc phía sau nghè cổ, thờ danh tướng nhà Trần tên Cao Thế. Là người con làng Hà Phú, Cao Thế giỏi võ nghệ, thông thạo sông nước, phò vua chống giặc ngoại xâm.
 
Theo thần phả cũng như văn bia cổ còn lưu giữ tại nghè, sau khi mất, Cao Thế được vua Trần Nhân Tông phong "Thượng đẳng phúc thần", ban ba trăm quan tiền để cúng tế hai kỳ xuân thu, sai sứ thần về hành lễ, đồng thời cho nhân dân xây nghè thờ. Cao Thế được dân làng Hà Phú tôn kính, trở thành Thành hoàng.
 
Thủ nghè Khánh cho hay chưa có cơ quan chuyên môn nào về làng Hà Phú để xác định tuổi của hai cây lim. Nhiều bậc cao niên trong làng nhận định chúng khoảng 500-600 tuổi. Người dân Hà Phú xem hai câu lim xanh như báu vật, rất cảnh giác mỗi khi người lạ đến gần.
 
Báu[-]vật[-]lim[-]xanh[-]cổ[-]thụ[-]của[-]dân[-]làng
Ông Hoàng Văn Khánh là thủ nghè, thường giới thiệu với khách về cây lim xanh. Ảnh: Giang Chinh
 
Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng, ông Đoàn Trường Sơn cho biết căn cứ vào cứ liệu khảo cổ học, truyền ngôn của các cụ cao liên, huyện Thủy Nguyên trước kia có nhiều rừng lim, sến, táu cổ thụ. Khu vực tập trung nhiều lim xanh là các xã Liên Khê, Hòa Bình. Sau gần 1000 năm, dưới sự tác động của con người, các cánh rừng lim đã "biến mất", lác đác sót lại vài cây.
 
Đánh giá hai cây lim xanh trên núi Mả Sở rất quý hiếm, ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, cho biết thời gian tới huyện sẽ họp các ban ngành để xác định niên đại, giá trị của cây cũng như bàn biện pháp bảo vệ.
 
Lim xanh là một trong bốn loài cây gỗ quý của Việt Nam, bên cạnh đinh, sến, táu. Cây phân bố và sinh trưởng ở những vùng núi cao và khu rừng nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Hiện nay, gỗ lim xanh chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
 
Gỗ lim xanh có khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt. Vân gỗ dạng xoắn đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ chuyển màu đen.
Giang Chinh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báu vật lim xanh cổ thụ của dân làng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Năm loài nhím lông mềm mới được phát hiện ở Đông Nam Á, trong đó loài nhím 'Ma cà rồng' hoàn toàn mới có răng nanh rất dài.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI