»

Thứ sáu, 17/05/2024, 09:06:36 AM (GMT+7)

Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật Bản

(00:24:32 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Là yếu tố đầu vào rất quan trọng, năng lượng luôn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. Nguồn năng lượng được sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng các yêu cầu về an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

 >>Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm

 

 năng[-]lượng[-]Nhật[-]Bản

Ngành công nghiệp Nhật Bản đã làm phát sinh nhu cầu năng lượng rất lớn

 

Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp Nhật Bản đã làm phát sinh nhu cầu năng lượng rất lớn. Hai cuộc khủng khoảng dầu mỏ thế giới liên tiếp vào thập niên 1970 càng làm cho nhu cầu này trở nên bức thiết và bộc lộ rõ sự yếu kém của đất nước mặt trời mọc trong cân bằng cung cầu năng lượng quốc gia.

 

Tuy nhiên, chính phủ và người dân Nhật Bản đã xem đây là một bài học lớn nhằm không ngừng nỗ lực xây dựng một cán cân năng lượng bền vững. Ở lĩnh vực cung, việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng đã giúp chuyển đổi thành công sang các dạng năng lượng thay thế như khí gas tự nhiên và điện hạt nhân. Đối với mức cầu, hàng loạt chính sách và giải pháp tiết kiệm năng lượng được dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc đã giúp cho Nhật Bản không chỉ đạt hiệu quả cao trong công tác bảo tồn năng lượng mà còn thực hiện tốt các cam kết bảo vệ môi trường. 

 

Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật Bản

 

Sự tăng trưởng không ngừng của các ngành công nghiệp Nhật Bản trong vài thập kỷ vừa qua đã làm nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng nhanh. Ngoài ra, do mức sống của người dân ngày càng được tăng cao, nhu cầu năng lượng trong các lĩnh vực thương mại, sinh hoạt và đặc biệt là giao thông cũng ngày càng gia tăng. Vào năm 2000, mức tiêu thụ năng lượng của Nhật Bản tăng gấp 9 lần so với năm 1955 và gấp 2 lần so với năm 1970. Trong khi đó, do hầu như không có sẵn các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước, đất nước mặt trời mọc này phải phụ thuộc rất lớn vào các nguồn cung cấp từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Đông. Tuy nhiên, kể từ sau hai cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, Nhật Bản đã đồng loạt tiến hành nhiều chính sách và biện pháp bảo tồn năng lượng. Nhờ những nỗ lực này, mức phụ thuộc vào dầu nhập khẩu của quốc đảo này đã giảm từ 77% trong thập niên 1970 xuống còn 50% trong những năm gần đây và dự đoán chỉ sẽ còn khoảng 45% trong năm 2010. Nếu những ước tính này trở thành hiện thực, Nhật Bản sẽ tiết kiệm được 56 triệu kl năng lượng, gần tương đương với mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của tất cả các hộ gia đình của Nhật Bản [1].

 

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA, 2009), Nhật Bản hiện đang dẫn đầu thế giới về hiệu quả sử dụng năng lượng với mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp/đơn vị GDP ở mức thấp nhất thế giới (xem mức so sánh ở Bảng 1). Năm 2005, mức tiêu thụ năng lượng/đơn vị GDP giảm chỉ còn 63% so với năm 1973. Việc tiêu dùng năng lượng tính theo đầu người ở Nhật Bản chỉ gần bằng một nửa so với Hoa Kỳ nhưng mức sống và thu nhập theo đầu người ở hai nước gần như ngang bằng nhau.

 

Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn không ngừng phấn đấu tiếp tục đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng cao trong khi vẫn duy trì được sức mạnh của một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Tại Hội nghị COP3 được tổ chức ở Kyoto vào năm 1997, chính phủ Nhật Bản đã cam kết cắt giảm 6% lượng phát thải CO2 vào năm 2012 so với năm 1990. Điều này có nghĩa là các nỗ lực tiết kiệm năng lượng càng được xúc tiến mạnh mẽ hơn; các thiết bị và công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng càng được đầu tư nghiên cứu và triển khai nhiều hơn. Kết quả là sau hơn 10 năm kể từ ngày Nghị định thư Kyoto ra đời, Nhật Bản vẫn luôn khẳng định vai trò đi đầu của mình trong công tác bảo tồn năng lượng và cắt giảm phát thải khí CO2.

 

Luật và các giải pháp bảo tồn năng lượng ở Nhật Bản

 

Luật liên quan đến bảo tồn năng lượng

 

Ngay sau cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ II vào năm 1979, Luật sử dụng năng lượng hợp lý đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo tồn năng lượng và xúc tiến các chính sách hỗ trợ. Trong luật này, Chính phủ quy định các nhà máy công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng phải là những đơn vị tiên phong trong công tác quản lý năng lượng. Có khoảng 4.000 nhà máy loại I và 7.000 loại II được yêu cầu báo cáo mức tiêu thụ năng lượng hàng năm với Cơ quan Năng lượng và Tài nguyên Quốc gia.

 

Luật hỗ trợ tái chế tài nguyên và bảo tồn năng lượng được ban hành vào tháng 6 năm 1993. Theo dự tính ban đầu, luật này chỉ có hiệu lực trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, sau khi được sửa đổi vào tháng 10/2003, thời hạn áp dụng luật được kéo dài đến năm 2013 nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tự nguyện tiến hành các dự án sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng hiệu quả.

 

Với tôn chỉ tạo ra các chính sách năng lượng linh hoạt và toàn diện, vào năm 2002, chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật cơ sở về các giải pháp chính sách năng lượng. Luật này đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản về chính sách năng lượng bao gồm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và cơ chế thị trường trong cung và cầu năng lượng [2].

 

 Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng

 

Trong giai đoạn đầu của công tác bảo tồn năng lượng, với nhiều nỗ lực hợp tác giữa chính phủ và các thành phần kinh tế tư nhân, hàng loạt các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng đã được ưu tiên áp dụng cho các ngành công nghiệp vì đây là lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng. Các giải pháp mang lại hiệu quả cao bao gồm: Các công đoạn kiểm tra quan trọng cho các giải pháp kỹ thuật bảo tồn năng lượng;Bảo tồn năng lượng thông qua hợp tác giữa các nhà máy và công sở; Kiểm toán năng lượng ở các nhà máy.

 

Vào những năm đầu thập niên 1990, công tác bảo tồn năng lượng chuyển thêm hướng tập trung vào lĩnh vực thương mại - sinh hoạt và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ mọi thành phần công chúng. Rất nhiều giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng đã được áp dụng triệt để trong các tòa nhà cao ốc, văn phòng, cửa hàng bán lẻ, v.v... Các giải pháp được đánh giá cao có thể kể: Chương trình TopRunner[1], Chương trình dán nhãn tiết kiệm năng lượng, Hệ thống chứng nhận cho các cửa hàng bán lẻ[2], Hệ thống quản lý năng lượng trong nhà và trong các tòa nhà, Kiểm toán năng lượng trong các tòa nhà.

 

Đối với ngành giao thông, các giải pháp bảo tồn năng lượng vừa giúp tăng cường quản lý nhu cầu giao thông vừa tập trung cải tiến hiệu quả trong lưu thông, ví dụ như: Chương trình lái xe sinh thái: điển hình là chương trình khuyến khích tắt động cơ khi xe dừng lại ở đèn đỏ. Cải tiến hạ tầng an toàn giao thông tránh gây ùn tắc.

 

(Phần 2: Một số bài học lớn)


[1] Chương trình quy định tiêu chuẩn sử dụng năng lượng cho các sản phẩm.

[2] Chương trình huy động sự tham gia các cửa hàng bán lẻ để quảng bá cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

ThS, NCS Trần Anh Tuấn (Đại học Ritsumeikan,
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật Bản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Năm loài nhím lông mềm mới được phát hiện ở Đông Nam Á, trong đó loài nhím 'Ma cà rồng' hoàn toàn mới có răng nanh rất dài.

VACNE 30 năm
 Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào cuối năm 2023.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI