»

Thứ năm, 09/05/2024, 15:10:26 PM (GMT+7)

Những ý tưởng đạt giải trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” trong khu vực ASEAN (EPPIC) 2020

(09:45:58 AM 28/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI), Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (Norad), và Bộ Ngoại giao Na Uy vừa công bố bốn ý tưởng đạt giải trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” trong khu vực ASEAN (EPPIC 2020) nhằm giải quyết rác thải nhựa ở Vịnh Hạ Long (Việt Nam) và đảo Samui (Thái Lan).

Những[-]ý[-]tưởng[-]đạt[-]giải[-]trong[-]cuộc[-]thi[-]“Thử[-]thách[-]sáng[-]tạo[-]giảm[-]thiểu[-]ô[-]nhiễm[-]rác[-]thải[-]nhựa”[-]trong[-]khu[-]vực[-]ASEAN[-](EPPIC)[-]2020

Trao giải cho đội đoạt giải

 

EPPIC được phát động vào vào tháng 6 năm 2020 ở Vịnh Hạ Long nhân ngày Quốc tế Đại dương. 159 đội tham gia đến từ 6 nước ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-si-a, Phi-líp-pin, Sing-ga-po và Ma-lay-si-a) đã tham gia thử thách này với một loạt giải pháp để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa bao gồm các sáng tạo cấp chính sách và cả cấp cộng đồng. Trong tháng 9 vừa qua, 14 đội đã được chọn vào vòng chung kết EPPIC và tham gia chương trình đào tạo 3 tháng gồm tập huấn kỹ thuật về kinh tế tuần hoàn, quản lý rác, kỹ năng phát triển kinh doanh và các chuyến đi thực tế tới Vịnh Hạ Long và đảo Samui. 14 đội này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở khu vực ASEAN bằng những giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa một cách có hệ thống, như sử dụng vật liệu thay thế nhựa, đẩy mạnh các giải pháp tái chế mới, thúc đẩy các mô hình khuyến khích tái sử dụng, thug om rác thải cộng đồng, các chiến dịch giáo dục, ứng dụng dành cho thiết bị di động và những thứ tương tự.
 
Sau vòng thi trình bày đầy cạnh tranh, bốn ý tưởng đạt giải EPPIC 2020 đã được công bố. Đó là ý tưởng của các đội: Galaxy Biotech, Green Joy, CIRAC and Refill Day. Các ý tưởng này nhận được  nhận khoản vốn ban đầu lên tới 18.000 USD để áp dụng các giải pháp của họ ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui, cũng như được tham gia chương trình đào tạo tăng tốc trong 09 tháng, và có cơ hội kết nối với các doanh nghiệp đầu tư và các doanh nghiệp phát triển chủ chốt khác trong khu vực ASEAN.
 
Trong những tháng tới, UNDP và VASI sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui để thực hiện các sáng kiến do dự án EPPIC lựa chọn và ươm tạo. Mục đích nhằm hỗ trợ việc áp dụng những sáng kiến này tại các địa điểm dự án cũng như thúc đẩy việc mở rộng quy mô và nhân rộng các giải pháp này ở Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia thành viên ASEAN nhằm góp phần hiệu quả vào việc giảm ô nhiễm nhựa.
 
Những[-]ý[-]tưởng[-]đạt[-]giải[-]trong[-]cuộc[-]thi[-]“Thử[-]thách[-]sáng[-]tạo[-]giảm[-]thiểu[-]ô[-]nhiễm[-]rác[-]thải[-]nhựa”[-]trong[-]khu[-]vực[-]ASEAN[-](EPPIC)[-]2020
Các đội chung kết và đại biểu -Ảnh: UNDP
 
Hội đồng giám khảo gồm bảy thành viên uy tín đã chọn ra 4 ý tưởng chiến thắng EPPIC 2020 gồm Bà Kari Synnøve Johansen (Cố vấn, Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy), Bà Leela Dilkes-Hoffman (Quản lý dự án, Quỹ Ellen MacArthur Foundation), Bà Regula Schegg (Giám đốc điều hành, Circulate Capital), Ông Giulio Quaggiotto (Trung tâm Đổi mới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNDP), Bà Supinya Srithongkul (Cố vấn Thị trưởng đảo Samui), Ông Nguyễn Lê Tuấn (Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo), và Hoàng Việt Dũng (Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo Quảng Ninh).
 
Theo ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục biển và hải đảo “Kết quả của cuộc thi này cho thấy sự lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường và trách nhiệm của cộng đồng đối với giải quyết vấn nạn toàn cầu hiện nay, đó là rác thải nhựa, một yêu cầu xuyên suốt quá trình phát triển bền vững.”
 
“Những người đạt giải cuộc thi EPPIC hôm nay đã vừa trình bày những ý tưởng sáng tạo, xuất sắc của họ nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa, và chúng tôi mong muốn được hợp tác với họ cũng như các đối tác từ Chính phủ Việt Nam và Thái Lan để thực hiện các giải pháp này ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui. Hôm nay, chúng tôi cũng rất vui khi mở rộng cuộc thi EPPIC cho In-đô-nê-si-a và Phi-líp-pin, đồng thời hoan nghênh tất cả mọi người từ ASEAN tham gia cho thử thách mới này. Chúng tôi tin rằng đây là một cơ hội quan trọng cho những người sáng tạo từ các quốc gia thành viên ASEAN để đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa,” Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết.
 
“Norad rất tự hào được hỗ trợ Thử thách sáng tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa của UNDP Việt Nam, đây là một phần trong chương trình phát triển của Na Uy nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương. Chúng ta cần hợp tác với nhau và sáng tạo để chấm dứt ô nhiễm rác nhựa đại dương. Chúng tôi rất ấn tượng với cam kết của các doanh nhân này trong việc tạo ra môi trường lành mạnh hơn và tạo công ăn việc làm tốt trong nền kinh tế tuần hoàn bằng cách giảm ô nhiễm nhựa” Ông Stig Ingemar Traavik, Trưởng ban Khí hậu, Năng lượng và Môi trường của Norad cho biết.
Vòng chung kết và lễ trao giải EPPIC được phát trực tiếp trên:
 
Tiếng Anh: https://www.facebook.com/undpvietnam/
 
Tiếng Việt: https://www.facebook.com/OceanorPlastic/
 
Cũng tại sự kiện này, hai địa điểm của Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa (EPPIC) 2021 đã được tiết lộ cho khán giả. Các nhà đổi mới quan tâm đang được hoan nghênh áp dụng và góp phần giải quyết ô nhiễm nhựa ở Đặc khu Kinh tế Mandalika, Đảo Lombok (Indonesia) và Đảo Samal (Philippines).
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những ý tưởng đạt giải trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” trong khu vực ASEAN (EPPIC) 2020

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Dẫn lối cho người sống xanh

Dẫn lối cho người sống xanh

(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI