»

Thứ sáu, 17/05/2024, 07:51:07 AM (GMT+7)

Tin môi trường: Báo động tình trạng khai thác và bán đất mặt ruộng ở Bạc Liêu

(15:18:36 PM 19/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Từ nhiều năm qua, cứ đến mùa là khô tình trạng khai thác, mua bán đất mặt ruộng diễn ra tràn lan ở nhiều tỉnh, thành, trong đó có tỉnh Bạc Liêu. Hiện nay, tình trạng mua bán tài nguyên đất không chỉ xảy ra ở vùng ven thành phố, thị xã, mà còn xảy ra ở nhiều nơi khác trước sự “bất lực” của chính quyền địa phương.

Tin[-]môi[-]trường:[-]Báo[-]động[-]tình[-]trạng[-]khai[-]thác[-]và[-]bán[-]đất[-]mặt[-]ruộng[-]ở[-]Bạc[-]Liêu[-]

Ảnh: IE

 
Theo phản ánh của người dân, từ nhiều tháng qua, nhất là từ giữa tháng 2 đến nay, vào cao điểm mùa khô cũng là thời điểm “chính vụ” của tình trạng khai thác, mua bán đất mặt ruộng ở Bạc Liêu. Hiện, các vùng ven, cửa ngõ, tuyến đường ra vào nội ô thành phố Bạc Liêu luôn "nhộn nhịp" cảnh đào, cuốc, xe vận chuyển đất đem bán. Điều này khiến nguồn tài nguyên đất đai đang bị  mất dần. Người dân sống trong cảnh ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn và còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông do xe tải phóng nhanh, vượt ẩu. 
 
Trên đồng ruộng các xã Hưng Hội, Hưng Thành, Long Thạnh (Vĩnh Lợi), Vĩnh Trạch (thành phố Bạc Liêu), vùng ven thị trấn Hòa Bình, thị xã Giá Rai, thị trấn Phước Long…,tình trạng “xẻo” đất mặt ruộng đang xảy ra. Điều đáng nói là người dân bán đất mặt ruộng với nhiều lý do. Điển hình như hộ ông Lâm Hoàng Minh (ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu), chỉ trong hơn 1 tháng ông Minh khai thác bán khoảng 6.000m2. Ông Minh cho biết, ông bán đất để cải tạo ao đầm nuôi tôm. Ngoài hộ ông Minh, trên địa bàn còn hàng chục hộ đua nhau “xẻo” đất bán từ vài trăm đến hàng nghìn m2. 
 
Theo tìm hiểu, người dân bán đất vì cần tiền hoặc họ cho rằng đất gò cao khó sản xuất. Một số người thấy chỉ thấy cái lợi trước mắt nên đã bán đất mặt ruộng…Người mua là những hộ cần đất để san lấp mặt bằng, tôn tạo nền nhà, làm vườn trồng rau màu, cây kiểng… 
 
Khai thác đất mặt ruộng bán là hành vi bị ngăn cấm, bởi việc làm này sẽ khiến lớp phù sa màu mỡ bị cạn kiệt, có thể làm biến dạng địa hình, khiến việc canh tác trở nên khó khăn... Theo các chuyên gia ngành Nông nghiệp, lớp đất mặt chính là lớp chứa nhiều dinh dưỡng, nhiều chất màu mỡ giúp cây lúa phát triển tốt. Việc “xẻo” đất mặt ruộng bán là việc làm không khoa học, sẽ phá độ màu mỡ của đất. Bán đất mặt ruộng đồng nghĩa với việc phá đi sinh kế lâu dài của chính người dân. 
 
Các chuyên gia cảnh báo, khi lớp đất chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất đã bị lấy đi, năng suất lúa sẽ giảm, sâu bệnh nhiều hơn, chi phí sản xuất sẽ tăng cao. Mặt ruộng cũng sẽ bị biến dạng, chỗ cao, chỗ thấp, rồi biến thành đất trũng, gò cao, gây khó khăn cho việc điều tiết nước trên đồng ruộng... 
 
Được biết, nhiều năm qua, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã khuyến cáo, nghiêm cấm người dân không được khai thác và bán đất mặt ruộng. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này gặp nhiều khó khăn và chưa được triệt để.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tin môi trường: Báo động tình trạng khai thác và bán đất mặt ruộng ở Bạc Liêu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Năm loài nhím lông mềm mới được phát hiện ở Đông Nam Á, trong đó loài nhím 'Ma cà rồng' hoàn toàn mới có răng nanh rất dài.

VACNE 30 năm
 Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào cuối năm 2023.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI