»

Thứ sáu, 17/05/2024, 06:12:23 AM (GMT+7)

An Giang: Núi Cô Tô được "nạo" sâu 30m so với mặt nước biển Tin mới nhất

(18:42:37 PM 05/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Dù bị phản ảnh phá nát núi Cô Tô, nhưng mới đây lãnh đạo Công ty đá An Giang cho biết đã được sự chấp thuận của tỉnh khai thác sâu thêm 30m so với mặt nước biển để... hạn chế mở rộng quy mô mỏ đá.

An[-]Giang:[-]Núi[-]Cô[-]Tô[-]được[-]"nạo"[-]sâu[-]30m[-]so[-]với[-]mặt[-]nước[-]biển
Núi Cô Tô nhìn từ xa như miếng thịt bị cắt một phần nhìn rất phản cảm - Ảnh: BỬU ĐẤU


Trưa 5-4, ông Võ Tấn Đỉnh, phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác và chế biến đá An Giang (Công ty đá An Giang), cho biết đơn vị đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh An Giang về việc tiếp tục khai thác đá tại núi Cô Tô, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn.

Cụ thể, tỉnh đã chấp thuận cho Công ty đá An Giang khai thác theo chiều sâu, xuống 30m so với mặt nước biển mà không cho mở rộng thêm diện tích khai thác bề mặt của núi.

“Chủ trương đã có sẵn hết, còn thời gian cụ thể bao lâu thì tỉnh đang tính. Nếu lúc trước khai thác 1,5 triệu m3 đá thành phẩm/năm thì nay đã nâng lên 2,2 triệu m3 đá thành phẩm/năm. Sở dĩ cho chiều sâu là để đối phó với biến đổi khí hậu. Vì khi khai thác xong nơi này sẽ biến thành lòng hồ trữ nước phục vụ cho nhiều mục đích khác” - ông Đỉnh phân tích.

Theo ông Đỉnh, khu vực núi Cô Tô hiện có 3 đơn vị khai thác là Công ty 622 của Quân khu 9 và tỉnh đội An Giang. Tất cả giấy phép đều hết hạn vào năm 2020.

“Tại mấy anh thấy vậy chứ thật ra anh em ở đây khai thác chưa được 1/50 của ngọn núi nữa. Chúng tôi lúc nào cũng quan tâm đến bà con hết. Nếu không có xí nghiệp đá này ai sẽ giải quyết công ăn việc làm cho bà con. Bây giờ khói bụi thì bà con phản ứng vậy thôi chứ lúc đó vùng này hoang vu lắm!” - ông Đỉnh nói.

 

An[-]Giang:[-]Núi[-]Cô[-]Tô[-]được[-]"nạo"[-]sâu[-]30m[-]so[-]với[-]mặt[-]nước[-]biển
Một ghe đá di chuyển đi sau khi đã nhận đủ hàng - Ảnh: BỬU ĐẤU
An[-]Giang:[-]Núi[-]Cô[-]Tô[-]được[-]"nạo"[-]sâu[-]30m[-]so[-]với[-]mặt[-]nước[-]biển
Cận cảnh khai thác núi Cô Tô tơi bời của các đơn vị khai thác đá - Ảnh: BỬU ĐẤU


Lãnh đạo Công ty đá An Giang cho biết về khu vực khai thác đá Bà Đội ở xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên thì hiện đã khai thác tới mốc giới theo quy định của giấy phép. Dự kiến mỏ đá này sẽ đóng lại vào cuối năm 2017.

“Mỏ đá Bà Đội sẽ hết hạn khai thác vào năm 2020 nhưng do các anh em khai thác nhanh quá, hết sớm thì ở đây đóng mỏ sớm. Sản lượng ở đó khai thác khoảng 450.000m3/năm. Sau khi đóng mỏ chúng tôi sẽ phục hồi môi trường trong khu vực” - ông Đỉnh nói.

Trong khi đó, ông Đỗ Minh Trí, phó chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, cho biết chủ trương của tỉnh là sau khi các đơn vị khai thác đá xong thì phải phục hồi môi trường, đồng thời nơi khai thác đá đó sẽ được tận dụng làm nơi chứa nước phục vụ sinh hoạt cho người dân trong khu vực.

“Thông tin công ty đó được cấp phép “nạo” sâu thêm 30m trên núi để khai thác thì tôi chưa nghe nhưng tôi nghĩ việc đó có thì công ty mới nói” - ông Trí nói.

BỬU ĐẤU/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: An Giang: Núi Cô Tô được "nạo" sâu 30m so với mặt nước biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Năm loài nhím lông mềm mới được phát hiện ở Đông Nam Á, trong đó loài nhím 'Ma cà rồng' hoàn toàn mới có răng nanh rất dài.

VACNE 30 năm
 Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào cuối năm 2023.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI