»

Thứ bảy, 04/05/2024, 23:48:12 PM (GMT+7)

Mùa đông, lên đồi Thiên An săn nấm thông rằn Tin ảnh

(19:57:27 PM 25/11/2019)
(Tin Môi Trường) - Loài nấm thông rằn được buôn bán, trao đổi trên thị trường thế giới nhưng chỉ có những người ở sát rừng thông mới biết đến đặc sản này.

 

Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn

Khi Huế vào đông là lúc nhiều hộ sinh sống cạnh đồi thông Thiên An () bắt đầu bước vào nghề "săn" nấm thông rằn về làm thực phẩm 
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Không biết nghề “săn" nấm thông rằn ở đồi thông Thiên An có từ bao giờ, chỉ biết rằng, cứ  tháng 10 và 11, người dân thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng lại đi kiếm nấm về ăn
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Nấm thông rằn thường mọc ở những khu rừng thông xanh, có tán rừng che phủ và thảm thực bì dày
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Trung bình mỗi ngày, mỗi người thu về từ 20-30kg nấm thông rằn từ đồi thông Thiên An
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Mặc dù ngon, bổ dưỡng và có thể dự trữ trong suốt cả mùa đông, nhưng rất ít người biết đến món đặc sản này
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Khi đi nhổ nấm, ngoài giỏ đựng, dân chuyên nghiệp thường đem theo găng tay để tránh gai cào và mang liềm hoặc dao nhỏ để chặt cây bụi cho dễ nhổ và để cắt lá sân - thứ gia vị không thể thiếu khi chế biến nấm
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Ông Nguyễn Ngọc Bộc - ở thôn Cư Chánh - lưu ý, có một loại nấm gần giống nấm thông rằn (hình cây nấm phía bên tay trái) nhưng trên đầu có màu đỏ, ăn vào dễ đau bụng. 
 

Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn

 
Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Anh - cựu giảng viên khoa Sinh, Trường đại học Khoa học Huế, chuyên gia về nấm - cho biết, nấm thông rằn có tên khoa học là boletus edulis, là loài nấm ăn phổ biến, được buôn bán trên thị trường quốc tế. Còn nấm có phần hơi giống nấm thông rằn như trong ảnh thuộc chi boletus 
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Nấm sau khi đem từ rừng thông về phần dưới thân rễ sẽ được gọt bỏ, phần còn lại đem phơi từ 3-4 ngày nắng to. Nếu muốn để ăn dần, bà con thường cất trong hũ to 
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Trước khi chế biến nấm, phải rửa nước nóng và muối hai lần
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Bà con vùng đồi ở xã Thủy Bằng xem nấm thông rằn là thực phẩm hữu ích chỉ để ăn trong gia đình chứ không bán cho người ngoài
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Với anh Nguyễn Ngọc Bộc, món nấm này là một sản vật mùa đông hiếm có mà thiên nhiên ban tặng cho người dân trong thôn
Mùa[-]đông,[-]lên[-]đồi[-]Thiên[-]An[-]săn[-]nấm[-]thông[-]rằn
Giữa những ngày đông xứ Huế, được ăn tô mì sợi to nấu với nấm thông rằn, mới cảm nhận được sức hấp dẫn của ẩm thực vùng đồi. Từng thớ nấm béo, dai, chua thanh, thoảng mùi nhựa thông rất kích thích vị giác.
 
(Thuận Hoá/báo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mùa đông, lên đồi Thiên An săn nấm thông rằn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế

(Tin Môi Trường) - Kênh Vĩnh Tế hoàn thành không chỉ là di sản thủy lợi của triều Nguyễn để lại mà còn là khởi nguồn của một công cuộc quan trọng khác: khai hoang phục hóa vựa lúa miền Tây.

VACNE 30 năm
 Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 24-4, khi chứng kiến cây đa làng Bàng Tân (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều người ấn tượng với bộ rễ khủng của cây đa cổ thụ này chồm lên trùm kín làm mái lợp, tường bao cho gian miếu thờ phía dưới.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI