»

Chủ nhật, 05/05/2024, 03:33:18 AM (GMT+7)

Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng

(06:19:45 AM 03/12/2023)
(Tin Môi Trường) - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa tiếp nhận khoản viện trợ gần 7 tỷ đồng từ Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tài trợ để triển khai Đự án đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa.

 Cải[-]thiện[-]sinh[-]kế[-]cho[-]người[-]dân[-]khu[-]vực[-]quy[-]hoạch[-]bảo[-]tồn[-]voọc[-]gáy[-]trắng

Ảnh: TL

 
Dự án thực hiện nhằm giảm bớt sự suy thoái đa dạng sinh học rừng, bao gồm các mối đe dọa đối với quần thể Voọc Hà Tĩnh và một số loài thực vật rừng quý hiếm có nhiều nguy cơ nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại như gỗ mun, hương giáng, lim xanh, vù hương, sưa ở huyện Tuyên Hóa. Bên cạnh đó, dự án còn góp phần thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng vào công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp cải thiện sinh kế cho người dân.
 
Trên cơ sở đó, dự án sẽ thiết lập nhiều hoạt động có giá trị nhằm tạo sinh kế cho người dân, giúp họ giảm tải áp lực cuộc sống, nâng cao nhận thức, chung tay thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững.
 
Voọc gáy trắng là loài linh trưởng đặc hữu của khu vực miền Trung, Việt Nam và Lào. Hiện nay, tại Việt Nam, voọc gáy trắng chỉ phân bố giới hạn tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.
 
Cách đây vài năm, người dân ở các xã Sơn Hóa, Thạch Hóa, Đồng Hóa và Thuận Hóa (huyện Tuyên Hóa) tình cờ phát hiện một số cá thể voọc gáy trắng sống trên núi đá vôi gần khu dân cư. Nhờ sự chung tay bảo vệ của người dân và chính quyền địa phương, đàn voọc được bảo tồn, sinh trưởng, phát triển tốt. Thống kê hiện có ít nhất hàng chục đàn voọc gáy trắng với hàng trăm cá thể đang sinh sống tại khu vực này.
 
Tỉnh Quảng Bình đã thu hồi nhiều diện tích núi đá vôi đã quy hoạch làm mỏ vật liệu và chuyển thành khu vực quy hoạch rừng đặc dụng với diện tích hơn 500 ha để bảo vệ đa dạng sinh học, tạo môi trường và không gian sống cho đàn voọc.
 
Đến nay, nhận thức của người dân ở khu vực sinh tồn của voọc gáy trắng ở các xã Sơn Hóa, Thạch Hóa, Đồng Hóa và Thuận Hóa (huyện Tuyên Hóa) về công tác bảo vệ rừng, động vật hoang đã được nâng lên đáng kể dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
 
Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao quản lý đa dạng sinh học, việc thực hiện cải thiện sinh kế cho người dân của dự án thực sự rất cần thiết và nhiều giá trị để họ thực hiện tốt hơn việc chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn đàn voọc gáy trắng.
Mạnh Thành
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vầng trăng soi những phận người

Vầng trăng soi những phận người

(Tin Môi Trường) - Tôi có cảm giác như có một vầng trăng tỏa sáng, soi chiếu vào cuộc đời những phận người khi đọc tập truyện ngắn "Gửi trăng về núi"của tác giả Hoàng Thị Hiền.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI