»

Thứ bảy, 04/05/2024, 00:49:33 AM (GMT+7)

Mùi tết

(14:34:40 PM 05/02/2022)
(Tin Môi Trường) - Mùi tết thức dậy, cồn cào trong mỗi người, đôi khi chỉ là rổ kiệu, miếng măng khô, lát mứt… Kỷ niệm tràn về, cảm xúc có khi không thắng lại được.
Nhớ đi, nhớ lại…Phong vị xuân trên báo xưa: Hội chùa Hương trăm năm trướcTết nay vẫn thèm món xà bần
 
 Mùi[-]tết
 
1. Mỗi người có mỗi mùi tết khác nhau. Mùi ở đây không chỉ cảm nhận lộ liễu qua khứu giác mà đó mà mùi tổng hợp được từ tất cả các giác quan nhìn, nghe, sự nếm trải, cảm nhận trong cuộc đời. Có người là mùi của nỗi buồn, sự dằn vặt, nỗi cô đơn, có người là mùi của nôn nao, có người là mùi của hạnh phúc, thậm chí có cả mùi của lòng thù hận tùy theo hoàn cảnh, sự vật, thời gian… Mùi tết thức dậy, cồn cào trong mỗi người, đôi khi chỉ là rổ kiệu, miếng măng khô, lát mứt… Kỷ niệm tràn về, cảm xúc có khi không thắng lại được.
 
Ngày còn nhỏ, với tôi, mùi tết luôn là mùi gừng, mùi của ấm áp và có cả điều bí mật của sự tĩnh lặng. Quãng giữa tháng Chạp, mẹ tôi bắt đầu khệ nệ hết thau to đến thau nhỏ, hết xăm đến luộc rồi xả… và cuối cùng là công đoạn sên nước đường; hết gừng rồi đến bí, khoai lang, cà chua... Tôi chẳng bao giờ biết được những ngày của tháng cuối năm đó, đêm đêm ngồi một mình trở những miếng mứt mẹ tôi đã nghĩ gì? Hết mứt rồi đến bánh. Đậu xanh, bánh thuẩn, bánh in… Phải gửi gắm vào đó biết bao nhiêu tình thương yêu mẹ tôi mới có thể làm từng ấy công việc, trong yên lặng, chẳng phàn nàn con cái điều gì dù chúng có giúp đỡ hay không.
 
Hai mươi tháng Chạp, mẹ tôi lại trút măng ra ngâm nước. Những miếng măng đầy đặn, đụt ngắn, cỡ lóng tay và mặt lưng phải không được có mắt. Măng phải đạt yêu cầu sao cho hầm đi hầm lại vẫn mềm, dòn, không rã. Luộc, xả, rồi luộc rồi xả… Trước khi luộc phải rửa sạch từng miếng măng. Cái quy trình không có sách vở nào dạy cho biết đến bao lâu thì được mà chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm. Có thể đó là kinh nghiệm từ năm cũ hay từ nhiều năm trước, cũng không loại trừ kinh nghiệm từ thời bà tôi để lại. Tôi cũng không thể nào biết được mẹ tôi đã nghĩ gì trong những đêm khuya con cái đang học bài hay đã đi ngủ, chỉ mình bà ngồi yên lặng một mình dưới ánh đèn nhỏ tước từng miếng măng.
 
Ba tôi vốn là một người thích đãi đằng. Với tạng người gầy, tầm thước, ông không ăn được bao nhiêu nhưng cứ thích mẹ tôi làm nhiều thứ, phần để ông ơn nghĩa, phần để ông mời mọc bạn bè. Và như thế, mẹ tôi còn làm nhiều thứ như giò lụa, giò thủ, nem chua… Tùy theo yêu cầu đặt ra của ông chồng có tính hào phóng.
 
Những thức ăn mùa tết thu hẹp dần mà có lẽ, do tuổi tác càng nhiều khiến mẹ ngày càng mệt và sau này ba tôi cũng bớt dần các khoản đãi đằng cho tới ngày ông qua đời thì mẹ tôi chấm dứt hẳn những xoong to, nồi bé, chão mứt, tràng bánh…
 
Thỉnh thoảng nhớ tết xưa, mẹ tôi hay tặc lưỡi, cả chục ký đường, cả chục cân thịt, ngày đi chợ mấy bận vẫn không nhớ để mua cho hết các thứ. Bây giờ mẹ có muốn cũng không làm nổi nữa.
 
2. Mùi tết đối với tôi còn là mùi khói, mùi lá mục, mùi đất, mùi sương sớm, mùi cao nguyên…  Hơn 20 năm làm vợ, tôi chỉ làm dâu có mấy ngày tết. Mà đâu có phải làm dâu?
 
Khi chúng tôi về đến nhà chồng luôn là ngày cuối cùng của năm. Những cái bánh chưng đã ráo nước, những chùm nem, nồi măng, thịt kho… đã sắp sẵn trên bàn hay trong bếp chờ tết. Chưa kịp dòm ngó cho quen bếp của mẹ chồng có những gì thì sáng hôm sau đã là mùng Một. Buổi sáng sớm khi chúng tôi còn nằm trong chăn dày thì mẹ chồng đã trở dậy lục đục sau nhà. Luôn là mùi khói lẻn vào tận mùng đánh thức tôi; nhưng, tôi thích nằm lơ mơ chút nữa, tận hưởng sự ấm áp của chăn nệm, sự yên tĩnh của buổi sớm cao nguyên, tiếng gà lục tục, tiếng xoong, bát của mẹ chồng. Để rồi, khi tôi vào bếp luôn là câu nói của bà: "Có việc gì đâu mà chị dậy sớm?".
 
Tôi thích ngồi trên cái đòn nhỏ cạnh bà và khều lửa trong cái bếp kiềng 3 chân để nghe tiếng nổ lách tách.  Chúng tôi nói với nhau những chuyện tưởng như không có năm dài xa cách, như mới vừa đây thôi, cũng chuyện làng xóm trên, xóm dưới, chuyện mấy đứa nhỏ học hành... Khi mấy anh em trong nhà đủ mặt ở gian bếp thì mẹ chồng, em dâu, em chồng lại chuẩn bị cho một ngày đầu năm với các nguyên liệu mà mẹ chồng tôi đã lo tươm tất đâu đó bắt đầu từ giữa tháng Chạp. Và, tôi cũng chẳng bao giờ biết được trong những ngày tháng cuối cùng của năm đó, ngồi lau từng miếng lá chuối, thái từng miếng thịt, gói từng cái bánh, cũng một mình, lặng lẽ, mẹ chồng tôi đã nghĩ gì?
 
Ngày mẹ chồng đã cao tuổi, bà vẫn chu toàn trong ngoài để những đứa con trở về có một cái tết ấm áp, không những thế, còn có cái cho chúng mang đi. Có năm tôi không về tết quê chồng, nhìn bánh chưng của mẹ chồng gửi xuống, tôi muốn rớt nước mắt. Còn đâu những cái bánh đầy đặn, vuông vức, vạm vỡ, vững chãi ngày tôi mới về làm dâu? Những cái bánh bây giờ nhỏ đến thương. Tôi hiểu, sức khỏe bà đã giảm sút đi nhiều lắm, gói mấy cái bánh chưng cho con cái có mùi tết với người ta là cố gắng quá mức rồi.  Những đứa con của mẹ chồng tôi có người cũng đã gần sáu mươi. Liệu bà có trăm tuổi để có thể gói mãi cho chúng tôi những cái bánh chưng đầy tình thương yêu đó? 
 
3. Có một thời gian dài, mùi tết của anh tôi là mùi của những phiên chợ hiu hắt chiều cuối năm. Công trình tận trong một vùng núi sâu, muốn về thành phố phải bắt mấy chặng xe. Anh tôi nói, thật khó tả cảm xúc chiều cuối năm khi mình vẫn còn lang thang trên đường, nhìn mấy tay thương hồ ngồi uống rượu hay đếm tiền, có người vẫn còn bao thứ chưa bán hết. Không biết họ vui hay buồn hay lo lắng, chỉ thấy họ ngồi lặng lẽ và không hiểu họ nghĩ gì - anh tôi có lần nói thế.
 
Thời gian đi nhanh đến thảng thốt. Những cái tết đi qua. Chu kỳ thời tiết năm nào cũng như năm nào; nhưng có lẽ, lòng người cũng thay đổi theo từng mùa tết, tùy theo hoàn cảnh gia đình. Có gia đình náo nức chờ con cái đi xa về thì cũng có gia đình ngậm ngùi tưởng nhớ lại mới năm ngoái đây người thân vẫn còn….
 
Lặng lẽ làm công việc của người mẹ lo cho con cái có được mùi tết ấm áp, tôi lại nghĩ đến mẹ tôi và mẹ chồng tôi giờ đã ra người thiên cổ. Thời gian chẳng chừa một ai. Tôi muốn nói lời cám ơn cuộc đời khi mình vẫn còn cảm nhận được mùi tết là mùi của hạnh phúc!
Tuyền Đào
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mùi tết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI