»

Thứ bảy, 27/04/2024, 23:30:55 PM (GMT+7)

Nghịch lý nhà máy xử lý rác trở thành "điểm nóng" ô nhiễm môi trường

(17:30:40 PM 27/02/2022)
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Bến Tre đã ra "tối hậu thư" yêu cầu Công ty Xử lý rác thải Bến Tre đến hết tháng 7/2022 phải hoàn thành các công trình, đưa nhà máy đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo xử lý ô nhiễm môi trường.
 

Nhà máy xử lý rác thải bị quá tải, rác chất đống nằm lộ thiên. (Ảnh: Tuổi trẻ)
 
Sau nhiều năm xây dựng, đến nay, Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre vẫn chưa hoàn chỉnh, hoạt động không hiệu quả và trở thành "điểm nóng" gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
 
Người dân ở khu vực lân cận nhà máy thuộc địa bàn hai xã Hữu Định, huyện Châu Thành và Phú Hưng, thành phố Bến Tre rất bức xúc, nhiều lần phản ánh, kiến nghị đến ngành chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
 
Nhà máy trở thành bãi chứa rác
 
Nhiều năm qua, 30 hộ dân ở Tổ 14A, ấp Hữu Thành, xã Hữu Định, huyện Châu Thành phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và nhiều hệ lụy khác do Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre gây ra.
 
Bà Huỳnh Thị Bích, Tổ 14A, ấp Hữu Thành bức xúc cho hay nước rỉ đen kịt từ nhà máy chảy ra khu vực nhà dân gây ô nhiễm rất nặng.
 
Hơn nữa, bãi chứa rác ở trong khu vực nhà máy rác ngày càng cao, không thể che bạt lại dẫn đến bốc mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người dân địa phương.
 
Bà Bích cho biết thêm trước đây, khi nghe tin Nhà nước thu hồi đất để làm nhà máy xử lý rác, người dân rất tán thành và không quan tâm đến giá đền bù.
 
Thế nhưng, nhiều năm nay, hoạt động của Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre hầu như "dậm chân tại chỗ" khiến người dân rất thất vọng. Vì vậy, bà con kiến nghị sớm di dời bãi rác ở nhà máy đi nơi khác vì ô nhiễm ngày càng gia tăng.
 
Ông Nguyễn Thành Nghĩa, Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản 14A chia sẻ người dân khu vực lân cận nhà máy đã kiến nghị nhiều lần nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nhân dân, nhất là trẻ em.
 
Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre (xã Hữu Định, huyện Châu Thành) do Công ty Cổ phần Xử lý rác thải Bến Tre làm chủ đầu tư, được xây dựng và bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2018, công suất thiết kế khoảng 180 tấn/ngày.
 
Năm 2020, điều chỉnh nâng công suất thiết kế lên 250 tấn/ngày; diện tích đất được giao là 3,8 ha. Công nghệ xử lý chủ yếu là phân loại, thu gom phế liệu, ủ phân compost và đốt.
 
Mặc dù đã được lãnh đạo, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện, gia hạn cam kết nhiều lần nhưng Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre vẫn chưa hoàn thành toàn bộ quy trình hoạt động như thiết kế.
 
Đến nay, chủ đầu tư chỉ hoàn thành lò đốt rác thứ nhất với công suất 120 tấn/ngày đêm. Dây chuyền phân loại rác bán tự động, hệ thống hầm ủ phân compost thể tích khoảng 60m3 và một hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày đêm chưa hoàn chỉnh.
 
Chủ đầu tư chưa thực hiện nhiều hạng mục xử lý môi trường theo cam kết như: Xây dựng lò đốt rác thứ hai với công suất 100 tấn/ngày đêm; hệ thống thu gom xử lý nước rỉ hay phủ bạt để hạn chế mùi hôi…
 
Vì vậy, hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực lân cận nhà máy rất nghiêm trọng. Lượng rác tồn đọng tại nhà máy khoảng 78.000 tấn, trong khi khả năng xử lý của nhà máy chỉ đạt trên dưới 50% khối lượng rác tiếp nhận hằng ngày, tương đương 80-90 tấn/ngày (có ngày xử lý chỉ đạt 20%).
 
Số rác còn lại được đổ tại bãi rác trong khu vực nhà máy nên lượng rác tồn đọng ngày càng nhiều. Đáng chú ý, phần lớn lượng rác chưa được phủ bạt để hạn chế mùi hôi, nước rỉ từ rác chưa được thu gom, xử lý, để thoát ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân khu vực lân cận.
 
Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Bến Tre, nguyên nhân tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây là do việc vận hành nhà máy chưa đồng bộ và đạt hiệu quả.
 
Chủ dự án chưa đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục theo cam kết như: Xây dựng lò đốt rác thứ hai công suất 100 tấn/ngày, đêm; xây dựng hệ thống thu gom nước rỉ rác; xây dựng hồ chứa nước thải ứng phó sự cố và các hạng mục công trình khác về bảo vệ môi trường theo nội dung cam kết trong đánh giá tác động môi trường đã được duyệt.

Kiên quyết xử lý
 
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực tế, tăng cường quản lý, siết chặt tiến độ đầu tư, giải quyết ô nhiễm môi trường từ lúc nhà máy đi vào hoạt động (tháng 6/2018) cho đến nay.
 
Qua thực hiện công tác kiểm tra bảo vệ môi trường đối với Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và khắc phục ô nhiễm môi trường (Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh), phạt tiền 260 triệu đồng, buộc khắc phục xử lý ô nhiễm đối với chủ đầu tư.
 
Sở Tài nguyên và Môi trường nhiều lần làm việc, nhắc chủ dự án thực hiện nhưng đến nay chủ dự án chưa nộp phạt do khó khăn về tài chính và tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp diễn với mức độ ngày trầm trọng hơn.
 
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc trực tiếp với nhà đầu tư. Phía nhà đầu tư có bản cam kết đến hết tháng 12/2021 hoàn thành các hạng mục đầu tư, xử lý hết lượng rác hàng ngày, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
 
Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Tổ công tác hỗ trợ, giám sát hoạt động nhà máy. Tổ công tác theo dõi, kiểm tra định kỳ một lần/tuần.
 
Ông Huỳnh Quang Triệu - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, nhiệm kỳ 2021-2026 lắng nghe và ghi nhận những bức xúc của người dân. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)
 
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, đến nay, kết quả đã có chuyển biến phần nào nhưng với sự yếu kém về năng lực quản lý, tài chính của nhà đầu tư rất khó để cải thiện, giải quyết được vấn đề ô nhiễm, nhất là xử lý hết lượng rác hàng ngày, tiến đến xử lý lượng rác tồn đọng tại nhà máy.
 
Dự báo thời gian tới (không quá một năm), nếu không cải thiện, Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre không còn khả năng tiếp nhận, xử lý rác thải.
 
Sau buổi làm việc mới đây của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng các sở, ngành liên quan và nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam kết luận đến nay, Công ty Cổ phần Xử lý rác thải Bến Tre chưa thực hiện đúng những nội dung đã đăng ký đầu tư và các cam kết với tỉnh (nhà đầu tư có trên 10 bản cam kết với tỉnh về tiến độ đầu tư và giải quyết ô nhiễm môi trường).
 
Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất cho Công ty Cổ phần Xử lý rác thải Bến Tre được kéo dài thêm đến hết tháng 7/2022 phải hoàn thành các hạng mục công trình, đưa nhà máy đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo xử lý ô nhiễm môi trường đối với nước thải, rác thải, khí thải đúng theo quy định.
 
Quá thời hạn nêu trên, nếu công ty chưa hoàn thành các hạng mục công trình đúng theo cam kết, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ chấm dứt chủ trương đầu tư đã cấp cho công ty.
 
Ngoài việc ra "tối hậu thư" cho nhà đầu tư, tỉnh Bến Tre đã chuẩn bị phương án dự phòng nâng cấp, cải tạo bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri) trong trường hợp Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre không còn khả năng tiếp nhận xử lý rác sẽ chuyển rác về bãi rác An Hiệp để xử lý chôn lấp./.
 
(Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/nghich-ly-nha-may-xu-ly-rac-tro-thanh-diem-nong-o-nhiem-moi-truong/783677.vnp)
(Nguồn: TXVN/Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghịch lý nhà máy xử lý rác trở thành "điểm nóng" ô nhiễm môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

(Tin Môi Trường) - Tình trạng đường phố ngập nước sau mưa từ nhiều năm qua luôn là vấn đề nhức nhối với chính quyền cùng hàng triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù nhiều dự án chống ngập đã được triển khai, thi công và đưa vào khai thác cùng nhiều biện pháp tháo gỡ khác nhưng đến nay vẫn chưa mang lại kết quả triệt để; nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng “cứ mưa là ngập”. Tìm lời giải cho bài toán giảm ngập ngày càng trở nên cấp thiết.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Biên Hòa cần phát triển hướng đến các tiêu chuẩn cao về đô thị xanh

Biên Hòa cần phát triển hướng đến các tiêu chuẩn cao về đô thị xanh

(Tin Môi Trường) - Chiều 24/4, Báo Đồng Nai phối hợp với UBND thành phố Biên Hòa tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, huy động nhân dân thành phố Biên Hòa xây dựng văn minh đô thị”.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI