»

Thứ bảy, 04/05/2024, 21:34:43 PM (GMT+7)

"Ăn lành hơn" để bảo vệ môi trường

(19:35:43 PM 22/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Với mong muốn hướng cộng đồng đến thói quen ăn uống lành mạnh, lựa chọn bữa ăn nhiều rau hạt, ít thịt nhằm tác động lên môi trường, CHANGE và WildAid khởi động chiến dịch “Ăn lành hơn" với sự kiện mở màn mang tên “Cống phẩm dâng thịt" diễn ra vào ngày hôm nay tại hội trường D, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV).

"Ăn[-]lành[-]hơn"[-]để[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường

 

Tại sự kiện, ban tổ chức chiến dịch đã chính thức ra mắt thông điệp truyền thông (PSA - Public Service Announcement) mang tên “Cống phẩm dâng thịt". PSA tái hiện nghi lễ tiến cống dâng lên những lu nước và gốc cây rừng cho một miếng thịt. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho hàng trăm mét vuông rừng và hàng ngàn lít nước mà thiên nhiên phải hi sinh trong quá trình chăn nuôi và sản xuất thịt.
 
Hoạt động chăn nuôi và sản xuất thịt là một trong những tác nhân chính của biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên đất và nước khi hằng năm phát thải 14,5% lượng khí nhà kính trên toàn thế giới, xấp xỉ tổng lượng khí thải từ tất cả các phương tiện giao thông (FAO, 2013). Không chỉ vậy, theo nghiên cứu của Yale School of Forestry & Environmental Studies, tổng diện tích đất sử dụng cho việc chăn thả gia súc tương đương với khoảng 26% tổng bề mặt diện tích đất toàn thế giới và nông nghiệp chăn nuôi chiếm đến 80% nguyên nhân của nạn phá rừng trên toàn cầu. 
 
Điểm nhấn của sự kiện và cũng là nội dung được tiếp nối, khai thác sâu hơn ý tưởng của PSA là vở kịch nói “Cống phẩm dâng thịt” do nhóm kịch CKT của trường Đại học KHXH&NV thể hiện. Lấy viễn cảnh về một tương lai Trái Đất cạn kiệt tài nguyên thiên vì phục vụ quá mức cho việc sản xuất thịt, đang bị thống trị bởi Đại Ma Vương Thịt, hai nhân vật An và Bình đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, kêu gọi cộng đồng cùng hành động để chiến thắng Đại Ma Vương Thịt, đem Mẹ Thiên Nhiên về với Trái Đất. Bằng nghệ thuật sân khấu đặc sắc, lối diễn xuất tự nhiên, những thông tin môi trường được khéo léo cung cấp đan xen vào những diễn biến kịch tính không chỉ khiến người xem được khơi dậy cảm xúc kết nối với thiên nhiên mà đó còn là cơ hội để mỗi người nghiền ngẫm và suy tư về vai trò và trách nhiệm của con người đối với tài nguyên thiên nhiên, của bản thân trong bức tranh lớn hơn về môi trường và Trái Đất.
 
“Ăn thịt là một thói quen, là vị dục (sự ham muốn mùi vị) của con người. Nó không phải là thức ăn cơ bản để sinh tồn. Rõ ràng chúng ta cần ý thức việc tự cắt giảm khẩu phần thịt trong các bữa ăn hoặc chọn chế độ ăn chay nếu như ngành chăn nuôi và giết mổ đang ảnh hưởng trầm trọng đến chính cái môi trường mà chúng ta sống” - Dustin Phúc Nguyễn chia sẻ. “Ăn thịt nhiều hơn gấp 3 lần lượng thịt mình cần, thì hậu quả là nguy cơ bệnh tật và thiên tai cũng tăng hơn gấp bội lần. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen vì chính bạn và tương lai của con cái bạn từ những điều nhỏ nhất trong khả năng của bản thân mỗi chúng ta.” 
 
Khi được hỏi về quan ngại của rất nhiều người về việc cũng muốn bảo vệ môi trường nhưng ăn ít thịt đi hoặc thậm chí ăn chay thì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng, huấn luyện viên dinh dưỡng và sức khoẻ toàn diện Nam Phương chia sẻ “Thật kỳ diệu: những loại thực phẩm tốt nhất dành cho sức khoẻ con người (chống viêm, giàu oxy hoá, vitamin và khoáng chất) cũng chính là những loại thực phẩm có tác động tích cực nhất lên “sức khoẻ” của Trái Đất. Cụ thể là nhiều loại thực vật giản dị như đậu hạt, rau xanh đậm vừa đứng đầu top các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá nhất cũng là những thực phẩm tạo ra lượng khí nhà kính ít nhất khi được trồng. Việc chúng ta quay trở về với cách ăn uống dựa chủ yếu theo thực vật địa phương, kết hợp một lối sống thuận hoà với những nhịp điệu của tự nhiên luôn chứng tỏ là chìa khoá quan trọng để đi đến sức khoẻ và hạnh phúc.”
 
Trong bối cảnh mức độ tiêu thụ thịt tại Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh, gần gấp 3 lần trong 2 thập kỷ vừa qua, từ 18.8 kg/người năm 2000 đến 52.6 kg/người năm 2018 (theo OECD Data), CHANGE hi vọng “Cống phẩm dâng thịt” với thông điệp “Bớt 1 lạng, giữ vạn tài nguyên" có thể tác động, khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen ăn uống, chủ động lựa chọn “ăn lành hơn”, nhiều rau xanh và giảm lượng thịt quá mức cần thiết trong chế độ ăn uống để vừa tốt cho sức khoẻ và góp phần bảo vệ những nguồn tài nguyên vô giá.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Ăn lành hơn" để bảo vệ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'

Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'

(Tin Môi Trường) - Người Việt thường coi trọng mâm ngũ quả, cúng giao thừa ngày Tết. Trong văn hóa Phật giáo, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng cúng trái cây nào cũng như nhau không phân biệt mắc hay rẻ tiền.

Tin Môi Trường
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

VACNE 30 năm
 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call

6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call

(Tin Môi Trường) - Phỏng vấn qua video call sẽ tiếp tục là xu hướng được nhiều doanh nghiệp và ứng viên ưa chuộng qua các nền tảng như Zoom, Google Meet, Teams… Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy có rất nhiều ứng viên còn thụ động khi trả lời câu hỏi cũng như chưa biết cách tạo không khí sôi nổi trong buổi trò chuyện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI