»

Thứ năm, 16/05/2024, 02:29:27 AM (GMT+7)

Tiếng hát vì người nghèo

(20:49:34 PM 17/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Mùa hè 1994, một chuyến đi du khảo, tham quan và làm công tác từ thiện xã hội bằng xe đạp của đoàn sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa Hà Nội (chi nhánh phía Nam) từ tỉnh Gò Công đến Quảng Ngãi được tổ chức.

 

 Khi đoàn dừng chân ở trại phong Quy Nhơn, sinh viên Nguyễn Tấn Sang (SN 1973) thực sự cảm thấy xốn xang, xúc động khi chứng kiến nỗi đau của những số phận phải mang chứng bệnh phong (cùi). Anh càng xúc động hơn khi nhìn thấy những bàn tay dịu dàng, sự chăm sóc ngọt ngào đầy tính nhân văn của các cha, các thầy, những bà xơ và các nữ tu đối với người bệnh, góp phần xoa dịu nỗi đau của họ cũng như người thân.

 

Linh mục Nguyễn Tấn Sang tặng xe lăn cho một cháu gái khuyết tật. Ảnh: Xuân Chinh

 

Cảm kích trước những tấm lòng nhân ái đó, Nguyễn Tấn Sang quyết định sau khi tốt nghiệp cử nhân văn hóa xã hội sẽ thi vào đại chủng viện Giuse Sài Gòn. Và, anh đã trở thành linh mục tại nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho (2005) sau đó về phụ trách các họ đạo ở các giáo xứ Long Định 2, Thuộc Nhiêu, Tân Hiệp, Trà Bưng, Ba Giồng thuộc giáo phận Mỹ Tho. Đây là những vùng sâu quê nghèo, cuộc sống người dân gắn liền với sông nước, bưng biền, với những cuộc đời lam lũ.

 

Và linh mục Sang đã ưu tư với những cảnh sống cơ cực của những người dân nơi ông đến. Hàng ngày, ông thầm mong ước mình có một sức mạnh để làm được điều gì đó giúp những con người lầm than mà mình đã gặp. Ông chợt nhớ lại ngày còn bé, ông có năng khiếu ca hát, đã từng đoạt vài giải thưởng ca nhạc tại địa phương. Năm học lớp 12 ông còn đoạt giải nam học sinh thanh lịch của tỉnh. Khi còn là sinh viên, ông đã đi hát ở nhiều tụ điểm văn nghệ để lấy tiền trang trải cuộc sống, đỡ phần nào gánh nặng cho cha mẹ.

 

Vậy tại sao lại không sử dụng “tài mọn” của mình để làm nhịp cầu đến với người dân nghèo lam lũ? Thế là năm 2006, ông cho phát hành những đĩa CD hát thánh ca với giọng ca trầm ấm của mình. Thật bất ngờ, các đĩa CD này được các giáo dân hoan hỉ tiếp nhận. Và chương trình Tiếng hát vì người nghèo (THVNN) do ông sáng lập đã ra đời như thế.

 

Sau hơn 5 năm, chương trình THVNN đã được tiếp sức với hơn 300 tình nguyện viên ở khắp nơi, đã dựng được 10 đĩa CD với hơn 100 bài thánh ca, theo các chủ đề: chia sẻ nỗi lầm than của người nghèo, tôn vinh tính hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ... Cứ 1 hoặc 2 tháng chương trình THVNN lại đến với bà con nghèo, không phân biệt tôn giáo ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi lần như vậy, chương trình phát từ 200 đến 500 suất quà gồm gạo, thuốc men và thực phẩm cho bà con nghèo, vận động quyên góp, tài trợ để xây nhà tình thương, thực hiện các chương trình từ thiện khác…

 

Qua 5 năm, chương trình đã xây dựng 132 căn nhà tình thương (trị giá 20 triệu đồng/căn), giúp mổ mắt miễn phí cho hơn 5.000 người cao tuổi, tặng hơn 500 xe lăn cho người khuyết tật, 500 suất học bổng (2 triệu đồng/suất) cho các em học sinh nghèo, mồ côi. Địa bàn hoạt động của chương trình THVNN là những họ đạo (kể cả người ngoại đạo) ở các vùng sâu vùng xa thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An...

 

Những việc làm tốt đời đẹp đạo cùng những đĩa CD thánh ca của linh mục Nguyễn Tấn Sang không chỉ vang xa trong lòng giáo dân và những người nghe trong nước mà đã vượt khỏi biên giới quốc gia để đến với giáo dân và kiều bào ở các nước Mỹ, Australia, Canada, Đan Mạch.

 

Qua đó chương trình THVNN lại được tiếp thêm sức mạnh để có thêm những cơ hội cứu giúp những người dân nghèo chút hương hoa hạnh phúc sống bên đời. Đó cũng là ý nguyện chăm lo cho những số phận không may mà linh mục Nguyễn Tấn Sang đã phát tâm thiện nguyện với trái tim đầy lòng nhân ái.

 

Đặng Chí Lợi (SGGP)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiếng hát vì người nghèo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Dẫn lối cho người sống xanh

Dẫn lối cho người sống xanh

(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI