»

Chủ nhật, 19/05/2024, 05:23:17 AM (GMT+7)

Người cha chia máu cho con

(17:45:40 PM 26/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- “Bố ơi đừng, con đau… đau lắm” thằng bé còi cọc 5 tuổi van lơn người cha của mình. Ở phòng bệnh ấy, ai cũng có người thân, hàng xóm đến chơi riêng bố con anh Thư, cháu Tuấn chịu đựng bệnh hiểm nhưng lại chỉ có hai bố con côi cút chăm nhau. Lần này ra Hà Nội, cháu Tuấn buộc phải cắt đi 1 bên lá lách nhằm hạn chế việc lưu thông máu để bệnh Huyết tán bớt hành hạ.


Bệnh phải “nộp máu”…



Tôi biết đến hai bố con anh Thư, cháu Tuấn lần này không phải ở vị trí một người làm báo đi tìm nhân vật của mình mà ở vị trí một người thân có cháu bệnh nằm cùng phòng trong Bệnh viện Nhi Trung Ương. Khi chưa biết tôi là phóng viên, cháu tôi bệnh hiểm, anh Thư an ủi gia đình tôi bằng những lời rất thật: Thôi thì con cháu có bệnh thì mình phải chữa. Bằng giá nào cũng phải chữa. Nhà tôi phải thế chấp đất để vay tiền, hộ nghèo được vay vốn ngân hàng làm ăn nhưng thực tình lại đem dồn cho con chữa bệnh. Dù giá đắt thế nào, cha mẹ cũng chẳng bỏ con…
 

Lúc khỏe Tuấn có đôi mắt to, tròn và vầng trán thông minh. Thế nhưng lúc bệnh đến da em xanh tái, mắt mờ kèm sốt cao, co giật.

 

Bởi thế hai bố con anh Thư, cháu Tuấn khăn gói từ Hà Tĩnh ra Hà Nội chữa bệnh. Ở hành lang bệnh viện những ngày Tuấn chưa mổ, hai bố con nhỏ thó ấy cứ dắt tay nhau cùng đi, cùng ăn, cùng chơi, cùng cười với những thứ lạ lẫm ở Hà Nội.  



Cháu Phan Anh Tuấn là con trai thứ 2 của anh Phan Văn Thư. Lúc Tuấn 3 tuổi, em có những biểu hiện khác thường về sức khỏe và còi cọc… Khi được đi khám bệnh, bác sĩ kết luận Tuấn bị huyết tán (bệnh tán huyết). Bệnh gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, hai lá lách của Tuấn to và xệ xuống sát sườn, da vàng, mắt xanh và gầy guộc.



Bệnh tán huyết là loại bệnh thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ (tên gọi khác hội chứng huyết tán). Để chữa khỏi căn bệnh này cực kì khó khăn, chỉ có phương pháp cấy ghép tủy xương. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng tại Việt Nam tỉ lệ thành công rất hiếm hoi, chưa kể đến chi phí cao là gánh nặng cho gia đình có người thân mang bệnh.



Gia cảnh nhà anh Thư, cháu Tuấn đặc biệt. Phương pháp chữa bệnh tốn kém như ghép tủy, anh Thư không dám nghĩ tới. Bởi thế bé Tuấn chỉ còn cách tiếp máu liên tục và uống thuốc thải sắt để duy trì sự sống.



Dịp này bố con Tuấn ra Hà Nội để phẫu thuật cắt lá lách… Với hi vọng cắt bớt lá lách ấy, máu lưu thông trên cơ thể cần ít hơn. Chu trình tiếp máu của Tuấn sẽ chậm lại, 2 tháng mới cần tiếp, truyền một lần.



Chắt chiu máu bố dồn cho con



Năm nay Tuấn đã 5 tuổi, nhưng em vẫn là một cậu bé nhỏ tẹo và nhẹ bẫng . Để duy trì sự sống cho con, hàng tháng anh Thư phải đưa con ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để truyền máu. Lần nào bác sĩ cũng chỉ định: Truyền khối hồng cầu (truyền máu) gấp để cứu Tuấn.



“Có những bữa gia đình chưa lo được tiền, để con ở nhà nhắc hạn chế chơi và nằm 1 chỗ. Thế nhưng “bệnh vẫn về”, có những đêm con sốt hơn 39 độ và lên cơn co giật. Bố mẹ bên cạnh toát mồ hôi hột lo lắng. Con thì khóc, kêu đau nhức khắp người”.


 

Người cha gầy, bé chia máu cho con để cả hai cùng được sống.

 

Ở quê, anh Thư làm nông nghiệp. Anh có vóc người nhỏ, dáng đi còng và đen đúa, anh cao 1m50 và nặng 47 kg. Với sức vóc hạn chế, trong y học không ai khuyến khích anh cho máu. Thế nhưng thỉnh thoảng vì thiếu tiền hoặc bệnh viện tỉnh hết máu anh lại yêu cầu bác sĩ lấy máu mình truyền sang cho con.



Mỗi lần bác sĩ lấy máu, anh chỉ muốn lấy đi nhiều máu của mình. Phần vì có thể giảm chi phí cho 1 lần chữa bệnh, phần thì cho con - cha chẳng tiếc gì. Thế nhưng anh Thư băn khoăn mãi: Bác sĩ họ không cho lấy nhiều…!



Con bị bệnh gần 2 năm, anh Thư chữa trị cho con hết trên gia tài, nói về nợ nần, anh ngại ngùng: Tôi cầm giấy tờ đất, nhà… vay ngân hàng nhà nước trên 60 triệu, còn vay lãi ngoài mỗi chỗ vài triệu. Bảo đếm nợ, tôi đếm không xuể.



Làm cha, đau đớn nhất là những lúc thấy con bệnh mà không làm được gì. Đưa con đi tiếp máu 1 tháng 1 lần rất tốn kém mà gia đình lại khó …Bởi thế nhiều hôm hai cha con cứ rũ rượi, mỏi mệt ở hành lang bệnh viện vì những nỗi khổ sở như thế. Trong hành trình đơn độc đó, bất cứ sự giúp đỡ nào của độc giả điều có ý nghĩa với hai bố con anh Thư, cháu Tuấn.

T.Phan/ Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người cha chia máu cho con

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Dẫn lối cho người sống xanh

Dẫn lối cho người sống xanh

(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Tin Môi Trường
 Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/4/2024 (tức ngày 13/3 năm Giáp Thìn) cộng đồng xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng,.đã long trọng tổ chức Lễ Hội và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 03 cây Ruối hơn 300 năm quần tụ trước sân đình làng An Biên – nơi thờ Quốc sư đời Lý, tướng quân đời Trần và Thiên thần Quang Phổ.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI