»

Thứ tư, 15/05/2024, 21:10:49 PM (GMT+7)

Super Trường Phát hưởng ứng lời kêu gọi hành động: “xóa bỏ ngư cụ ma trên biển”

(17:53:33 PM 18/02/2022)
(Tin Môi Trường) - “Chung tay xóa bỏ ngư cụ ma trên biển” là một trong số nhiều thông điệp kêu gọi của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF- Việt Nam) đến cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam với mục đích nhanh chóng đẩy lùi vấn nạn rác thải bỏ lại ngoài đại dương. Công ty Cổ phần nhựa Super Trường Phát (gọi tắt: Super Trường Phát) là một trong những doanh nghiệp đã, đang tiên phong hưởng ứng/hành động theo lời kêu gọi trên của WWF- Việt Nam.
Chiến lược tiến ra biển của Super Trường Phát không chỉ là tìm kiếm thị trường đầu tư mang lại lợi ích cho riêng mình mà còn mang đến cộng đồng người dân nuôi trồng thủy hải sản hướng đến tính nhân văn, trách nhiệm với sinh kế và đại dương xanh theo lời kêu gọi của WWF- Việt Nam.
 
Vậy năm 2022, Super Trường Phát dự kiến sẽ có những hoạt động gì gắn với lợi ích cộng đồng, Bà Nguyễn Thị Hải Bình- Tổng Giám đốc đã chia sẻ với Tin Môi  Trường (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) về mong muốn chung tay gìn giữ màu xanh cho biển.
 
Super[-]Trường[-]Phát[-]hưởng[-]ứng[-]lời[-]kêu[-]gọi[-]hành[-]động:[-]“xóa[-]bỏ[-]ngư[-]cụ[-]ma[-]trên[-]biển”
Bà Nguyễn Thị Hải Bình
 
-Thưa Bà, Super Trường Phát đang chuyển hóa thông điệp “Chung tay xóa bỏ ngư cụ ma trên biển” sang hành động như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Hải Bình: Là hội viên của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, Super Trường Phát đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm từ nhựa HDPE. Chúng tôi đã dành 3 năm tìm hiểu các văn bản chính sách, thông tư, hướng dẫn của Nhà nước liên quan đến Chiến lược Phát triển kinh tế biển; trải nghiệm thực tế với cộng đồng ngư dân nuôi trồng thủy hải sản (nuôi biển) ở nhiều tỉnh/thành ven biển để xây dựng chiến lược đồng hành; đưa ra những công nghệ, vật liệu tối ưu nhất đến với tất cả những người nuôi trồng thủy hải sản trên biển. Qua đó, chúng tôi nhận ra biển là cánh đồng cuối cùng của hành tinh trong thế kỷ 21- Nhân loại cần canh tác biển và đại dương để phát triển. Super Trường Phát là một nhân tố của cộng đồng, có khát vọng vươn khơi cùng cộng đồng ngư dân để phát triển sinh kế - bảo vệ màu xanh của biển. 
 
Trong quá trình triển khai công việc, tôi đã được tiếp cận với một số Tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF). Tổ chức này kêu gọi cộng đồng thế giới hành động khẩn cấp nhằm xây dựng một Hiệp ước quốc tế về rác thải nhựa. Là một doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu phục vụ hạ tầng cho lĩnh vực nuôi biển, tôi đã thấu hiểu rõ muốn có thị trường bền vững chúng tôi phải sản xuất sản phẩm theo công nghệ xanh - hành động cũng phải xanh mới được cộng đồng đón nhận bền vững. Ở phương diện này, tham vọng trước mắt của chúng tôi mong muốn được có cơ hội tiệm cận, hợp tác để chung tay với WWF- Việt Nam trong công cuộc xóa bỏ ngư cụ ma, gìn giữ đại dương xanh, sạch trở lại. Bởi chúng tôi nhận ra đây không chỉ là trách nhiệm của các cấp quản lý, cộng đồng người dân hay việc riêng của Tổ chức WWF mà có vai trò rất lớn của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ sinh kế, công nghệ cho ngư dân- và Super Trường Phát sẵn sàng đi tiên phong.
 
Một số ống mẫu
 
- Vậy bà nhận thấy thực trạng “ngư cụ ma” đang tồn tại ở đại dương nói chung và vùng biển Việt Nam như thế nào thưa Bà?
 
-Bà Nguyễn Thị Hải Bình: Là thành viên của Hiệp hội nuôi biển Việt Nam và chúng tôi đang đồng hành cùng Hiệp hội tại một số địa phương ven biển lồng ghép thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội trên biển. Trải qua nhiều chuyến thực tế tại cộng đồng nuôi biển, tôi nhận thấy ngư cụ ma là dạng rác thải đại dương nguy hại nhất, trong đó lượng thải bỏ nguyên vật liệu mục nát từ các bè nuôi hải sản trên biển sau thu hoạch tự do trôi nổi trôi dạt ra đại dương. Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), hiện nay gần 90% trữ lượng các loài thủy sản trên thế giới đã bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt, trong khi hơn 3 tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản là nguồn cung cấp protein chính.
 
Trong bối cảnh dân số ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng, dẫn đến việc sử dụng ngư cụ đánh bắt thủy sản cũng tăng theo. Lưới rê, lồng và bẫy, chà rạo, và các loại ngư cụ khác đang khiến vấn đề rác thải nhựa đại dương ngày càng gia tăng khi các ngư cụ này bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ. Những ngư cụ ma theo thời gian làm gia tăng mức độ nghiêm trọng về nguy cơ tuyệt chủng đối với một số loài quý hiếm như chêrim biển, rùa và thú biển. Đây chính là dạng rác thải đại dương nguy hại nhất, gây tổn hại đến các hệ sinh thái, sinh cảnh sống quan trọng ở biển và gây nguy hiểm cho nhiều ngành/lĩnh vực đang hoạt động trên biển như: Hàng hải, du lịch sinh thái biển và đặc biệt là sinh kế của người dân nói riêng và người nuôi trồng thủy hải sản nói riêng.
 
Tới nay, những hậu quả từ việc sử dụng các vật liệu truyền thống, tận dụng, tạm bợ bừa bãi, không kiểm soát đã, đang nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý, doanh nghiệp và người dân, nhưng tác động của ngư cụ ma lại ít được nhận biết và hiểu rõ - Đây là những lỗ hổng trong các khuôn khổ pháp lý hiện hành mà ở góc độ doanh nghiệp chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nhà quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng chung tay đưa ra những chế tài cụ thể, nghiêm minh. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện pháp lý thuận tiện cho những doanh nghiệp có công nghệ xanh đầu tư, hỗ trợ, tiệm cận thị trường, đồng hành cùng ngư dân.
 

Dàn phao HDPE
 
- Super Trường Phát đã có những hành động và việc làm cụ thể như thế nào trong việc vận động, tuyên truyền và hỗ trợ cho người nuôi biển chuyển đổi vật liệu nuôi biển xóa bỏ lồng nuôi truyền thống (tre, nứa, gỗ, phao xốp) sang hoàn toàn sử dụng công nghệ lồng, ống bằng nhựa HDPE?

Bà Nguyễn Thị Hải Bình: Là doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu về các dòng sản phẩm HDPE cho nuôi biển công nghiệp Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên công bố hợp quy QCĐP 08:2020/QN của tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Super Trường Phát đã phối hợp với chính quyền địa phương chuyển đổi vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản sang HDPE tại 7 xã, huyện Vân Đồn – Quảng Ninh. Song song với đó là những chính sách khuyến khích bà con chuyển đổi từ phao xốp sang phao nổi HDPE. Super Trường Phát đang chung tay cùng Quảng Ninh, đưa ra chương trình trợ giá cho bà con khi bà con đổi phao xốp còn sử dụng được sang phao HDPE của Super Trường Phát. Đối với những phao xốp không còn sử dụng được nữa, chúng tôi tìm giải pháp gom và phân hủy tại các điểm cụ thể cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những giải pháp Super Trường Phát đặc biệt đi sâu để giải quyết khó khăn của bà con ngư dân và đồng hành cùng Quảng Ninh trong việc cứu môi trường biển với hiện trạng cả triệu quả phao xốp trôi nổi.
 
Qua thực tế tại các vùng biển, những hình ảnh trên báo chí, hay những câu chuyện của biển đã chạm đến sự khao khát của Super Trường Phát. Sứ mệnh của chúng tôi là “chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường xanh”, không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt mà làm ngơ khi môi trường biển ở khắp các vùng nuôi biển kêu cứu bởi ô nhiễm. 
 
Tôi cũng hiểu rằng, tập quán của người dân, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày cho đến mưu sinh, trong nuôi biển bằng ngư nghiệp tồn tại rất nhiều hành vi tự do. Ngư dân thản nhiên xả thải, vô hình làm hủy hoại môi trường chung quanh. Do vậy, song song với những quy định được áp dụng trong cuộc sống, còn cần cả một cuộc “đại phẫu” trong nhận thức người dân nuôi biển. 
 
Mỗi một thay đổi nhỏ sẽ thành thay đổi lớn. Mỗi người chịu thay đổi tích cực, thì môi trường, cuộc sống sẽ tích cực hơn, xanh tươi hơn. Chúng ta có mái nhà lớn để sống, sinh vật cũng thế. Thay đổi và hành động chính là bảo vệ mái nhà cho ngư dân, cho sinh vật dưới đáy đại dương.
 
Được biết, Super Trường Phát mong muốn sớm được tiệm cận với một số Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam, trong đó có Tổ chức WWF- Việt Nam để phối hợp xây dựng những mô hình nuôi biển sinh thái bằng vật liệu HDPE, hạn chế vấn nạn xả thải vật liệu ra biển, góp phần chung tay vì màu xanh của đại dương. Vậỵ Super Trường Phát chuẩn bị dự định kế hoạch này như thế nào?
 
Bà Nguyễn Thị Hải Bình: Trong năm 2021, chúng tôi đã kết nối được với Tổ chức WWF - Việt Nam. Thực tiễn những việc làm của WWF Việt Nam triển khai ở một số tỉnh thành ven biển đã thôi thúc doanh nghiệp chúng tôi nhìn rộng hơn về vấn đề của cộng đồng và những vấn nạn đang tồn tại xung quanh thị trường đầu tư của mình. Nếu không có trách nhiệm, dấn thân hỗ trợ cộng đồng nuôi biển thì chúng tôi khó xây dựng được một thị trường bền vững; những sản phẩm xanh của Super Trường Phát cũng sẽ bị công cụ ma trên biển đánh đồng và vùi dập.
 
Vì vậy, Super Trường Phát đang xây dựng “Dự án mô hình nuôi rong trên quy mô công nghiệp bằng vật liệu HDPE nhằm bảo vệ môi trường biển”. Theo đó, dự án sẽ xây dựng chuỗi giá trị của rong biển kết hợp nuôi các loài hải sản nhằm làm sạch nguồn nước khu vực vùng nuôi. Phối hợp với các trung tâm nghiên cứu kiểm soát môi trường biển, đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến từ nguyên liệu nuôi biển.
 
Xây dựng, phát triển mô hình nuôi rong biển (cụ thể là Rong sụn và Rong nho) kết hợp với nuôi các loài thủy sản như hàu, vẹm,...theo quy mô công nghiệp ngoài khơi, sử dụng hệ thống lồng bè HDPE thích ứng tốt với thiên tai, biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường. Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản và tinh chế một số sản phẩm từ rong phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu quốc tế.
 
Địa phương dự kiến triển khai dự án tại Ninh Thuận và Khánh Hòa, là 2 địa phương có vùng nước ấm, thích hợp với nuôi trồng, phát triển 2 loại rong Nho (Caulerpa lentilifera) và rong Sụn (Kappaphycus và Eucheuma).
 
-Mục tiêu hướng đến của Super Trường Phát ở dự án này là gì thưa Bà?
 
-Bà Nguyễn Thị Hải Bình: Mong muốn thì nhiều, nhưng trước mắt là cải thiện và bảo vệ môi trường biển. Tạo việc làm ổn định, cải thiện thu nhập của các nông dân nuôi biển và những người dân trực tiếp tham gia dự án. Nếu có được sự đồng thuận chung tay với WWF -Việt Nam sẽ là cơ hội cho chúng tôi làm tốt hơn cho cộng đồng ven biển và đại dương, từng bước đưa vật liệu HDPE đến nhiều vùng biển của Tổ quốc, khát vọng được nhìn thấy người dân phát triển kinh tế và gìn giữ chủ quyền Tổ quốc.
 
-Trân trọng cảm ơn Bà!
Diệp Anh (thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Super Trường Phát hưởng ứng lời kêu gọi hành động: “xóa bỏ ngư cụ ma trên biển”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

(Tin Môi Trường) - Hành vi xả thải với 3 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, trong đó có thông số vượt 480 lần mức cho phép, Công ty CP Paishing Việt Nam đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt 294 triệu đồng.

VACNE 30 năm
 Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

(Tin Môi Trường) - Lộc Trời còn nợ nông dân An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long 648 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng giá trị lúa mua trong vụ Đông Xuân năm nay.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI