»

Thứ tư, 15/05/2024, 01:56:23 AM (GMT+7)

Giàu lên từ nhựa phế liệu

(12:35:33 PM 04/09/2011)
(Tin Môi Trường) - Học hết cấp 2, do kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, cả gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng, Vũ Văn Thanh ở xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đã nghỉ học đi làm thêm phụ giúp gia đình.

Anh Vũ Văn Thanh thu lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm từ nhựa phế liệu

 

15 tuổi đời, không vốn liếng, anh Thanh theo người quen ra Quảng Ninh làm phụ vữa với thu nhập vài chục nghìn mỗi ngày. Thu nhập thấp, công việc lại bấp bênh, anh lại theo mấy người bạn đi đội "than thổ phỉ" nhưng cuộc sống cũng chẳng khá hơn mà luôn phải đối mặt với nguy hiểm. Năm 1998, anh quyết định về quê tìm công việc khác, có thể thu nhập thấp hơn nhưng được gần gia đình. Đúng lúc đó, anh gặp người quen làm nghề thu gom phế liệu ở Hưng Yên thường xuyên sang quê anh lấy mối hàng. Họ ngỏ ý sẽ giúp tiêu thụ nhựa phế liệu sau khi anh đã thu gom và phân loại. Thấy công việc cũng hợp với hoàn cảnh của mình, anh Thanh quyết định sang Hưng Yên học nghề. Sau hơn 2 tháng, anh đã biết cách phân loại nhựa và cách sử dụng máy sơ chế.


Năm 1999, Vũ Văn Thanh quyết định vay mượn người quen mua máy sơ chế nhựa và mở đại lý thu gom phế liệu ngay tại gia đình. Những ngày đầu, trên chiếc xe đạp cà tàng, anh đi khắp nơi thu mua phế liệu. Nguồn hàng khan hiếm, để có hàng, anh đã phải đặt tiền trước những nới có “nguồn”. Trong công việc, anh luôn giữ chữ tín, trở thành khách hàng quen thuộc của các đại lý thu gom phế liệu ở các huyện trong tỉnh Hải Dương. Lưng vốn mỏng nên bán hàng tới đâu, anh Thanh lại quay vòng vốn đầu tư mua nguyên liệu ngay tới đó. Sau hơn 1 năm mở đại lý thu gom và tái chế nhựa phế liệu, thu nhập khá ổn định nên cuộc sống gia đình anh đã đỡ vất vả hơn.


Sau vài năm thu gom, lượng hàng ngày càng nhiều trong khi diện tích mặt bằng thì hẹp, năm 2006, anh Thanh đã thuê lại 1.200 m2 đất ở khu vực xa dân cư của xã để mở rộng xưởng; đồng thời đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị sơ chế nhựa. Đến nay, cơ sở tái xuất nhựa của anh Thanh hoạt động ổn định, với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi hơn 500 triệu đồng. Không chỉ giải quyết công việc cho mọi người trong gia đình, cơ sở của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.


Anh Thanh tâm sự: Tôi mong muốn các cấp, các ngành trong tỉnh tạo điều kiện hơn nữa để giúp các bạn trẻ ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, được thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh, để họ có thể làm giàu trên chính quê hương mình.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giàu lên từ nhựa phế liệu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng

(Tin Môi Trường) - Hành vi xả thải với 3 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, trong đó có thông số vượt 480 lần mức cho phép, Công ty CP Paishing Việt Nam đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt 294 triệu đồng.

VACNE 30 năm
 Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

Lộc Trời nợ tiền mua lúa của nông dân

(Tin Môi Trường) - Lộc Trời còn nợ nông dân An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long 648 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng giá trị lúa mua trong vụ Đông Xuân năm nay.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI