»

Chủ nhật, 28/04/2024, 03:20:02 AM (GMT+7)

Xử lý rác thải y tế do COVID-19 ở "điểm nóng" Bình Dương

(19:59:54 PM 15/08/2021)
(Tin Môi Trường) - Thời gian qua, dịch COVID-19 bùng phát khiến tỉnh Bình Dương phát sinh nhiều khu cách ly, khu phong tỏa, do vậy lượng rác thải y tế cũng tăng đột biến. Với mục tiêu không để ù ứ, tồn đọng rác thải y tế, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế phát sinh do dịch. Đồng thời, tỉnh cũng đã áp dụng một số giải pháp để giải quyết lượng rác nói trên.
Xử[-]lý[-]rác[-]thải[-]y[-]tế[-]do[-]COVID-19[-]ở[-]"điểm[-]nóng"[-]Bình[-]Dương
Ảnh minh hoạ: IE
 
* Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác
 
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 21 cơ sở điều trị (bao gồm 5 bệnh viện dã chiến), 143 cơ sở cách ly y tế tập trung và 1.601 điểm/khu vực phong tỏa. Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương có hơn 30.000 ca mắc COVID-19.
 
Mỗi ngày từ sáng sớm đến đêm muộn, các công nhân của Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) đều có mặt tại các khu cách ly, bệnh viện, khu điều trị trên địa bàn tỉnh để phun khử khuẩn, thu gom, phân loại hàng chục tấn rác thải y tế, rác thải độc hại... được thải ra mỗi ngày. Để thu gom, vận chuyển hết lượng rác có nguy cơ lây nhiễm về nhà máy xử lý an toàn, đội ngũ công nhân môi trường đã phải huy động hàng chục phương tiện chuyên dụng và áp dụng nghiêm ngặt quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý để bảo đảm an toàn cho cán bộ, công nhân tham gia.
 
Anh Phạm Khắc Tâm, công nhân Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương cho biết, đã hơn một tuần nay anh vẫn chưa về nhà vì sự an toàn cho gia đình. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, lượng rác thải phát sinh tại các khu cách ly ngày càng lớn, chủ yếu là rác thải y tế độc hại, rác thải sinh hoạt. Có những ngày, anh và các đồng nghiệp phải mất nhiều tiếng để dọn sạch toàn bộ. Tuy có đồ bảo hộ an toàn, nhưng các công nhân môi trường vẫn lo lắng khi hằng ngày phải làm việc, tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Nhiều công nhân đã  thực hiện "3 tại chỗ" tại công ty để giữ an toàn cho gia đình. Công ty cũng có hệ thống khử khuẩn, tuân thủ nghiêm ngặt Thông điệp 5K của Bộ Y tế nên anh Tâm luôn cố gắng hoàn thành tốt các công việc được giao.
 
Theo thống kê từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, hiện nay tổng khối lượng chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trung bình khoảng 40 tấn/ngày. Trong đó, chất thải có nguy cơ chứa virus SARS-CoV-2 phát sinh từ các cơ sở điều trị, khu cách ly y tế tập trung là 18-20 tấn/ngày; chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 (được phân loại từ các hộ gia đình nhiễm F0, F1) của các khu phong tỏa là 20 tấn/ngày.
 
Toàn bộ chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 tại cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly y tế tập trung, điểm/khu vực phong tỏa trên địa bàn tỉnh hiện nay được thu gom lưu chứa trong các thùng chứa chất thải có thành cứng, có nắp đậy, chịu được va đập để không lây nhiễm. Sau đó, rác thải được Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương sử dụng phương tiện chuyên dụng vận chuyển về Khu liên hợp Xử lý chất thải Nam Bình Dương để xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt chất thải y tế, lò đốt chất thải nguy hại theo đúng quy định.
 
Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị – Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương cho biết, Công ty là đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có xử lý chất thải y tế với cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Công ty đã được đầu tư các máy móc hiện đại, bảo đảm đầy đủ chức năng để tiếp nhận và xử lý các chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Công suất tối đa xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại của công ty là 300 tấn/ngày; hiện Công ty đang thu gom, xử lý chất thải từ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh với khối lượng khoảng 40 tấn/ngày, chỉ bằng 13,3% so với năng lực xử lý đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.
 
Ông Nguyễn Văn Thiền cho biết thêm, riêng về Chi nhánh xử lý chất thải thuộc công ty có khoảng 800 người lao động. Về khâu xử lý rác, rác được đưa về Công ty đều có những máy móc chuyên dụng, hệ thống dây chuyền tự động tiếp nhận, khử khuẩn xử lý đốt, người lao động không phải đụng tay. Khâu nguy hiểm nhất ở đây là người lao động phải đi thu gom rác. Vì vậy, ngoài việc cung cấp đồ bảo hộ thường xuyên, tổ chức "3 tại chỗ", Công ty còn định kỳ kiểm tra SARS-CoV-2, khử khuẩn khu vực làm việc và nơi ở cho người lao động 3 lần/ngày.

* Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường
 
Ông Trần Thanh Quang, Chi cục trưởng Chi Cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương cho biết, nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường trong phòng, chống dịch COVID-19 tại Bình Dương cơ bản được bảo đảm theo quy định nên hiện tại Sở chưa có ý kiến hoặc kiến nghị với cơ quan Trung ương.
 
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước cũng như tại Bình Dương; do vậy lượng rác thải phát sinh trong mùa dịch cũng gia tăng đáng kể, đặc biệt là chất thải y tế từ các cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly y tế tập trung, điểm/khu vực phong tỏa.
 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngoài Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương đang thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19, còn có 5 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép có chức năng xử lý chất thải nguy hại và chất thải y tế.
 
Theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng công suất có khả năng thu gom, xử lý của 5 đơn vị này khoảng 80 tấn/ngày, cùng với công suất xử lý của Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương là 300 tấn/ngày (hiện mới thu gom, xử lý khoảng 10,5% công suất) nên hoàn toàn bảo đảm việc xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.
 
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có văn bản hướng dẫn và đề nghị 5 đơn vị trên chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, trang thiết bị…; phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương trong thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Huyền Trang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xử lý rác thải y tế do COVID-19 ở "điểm nóng" Bình Dương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

(Tin Môi Trường) - Tình trạng đường phố ngập nước sau mưa từ nhiều năm qua luôn là vấn đề nhức nhối với chính quyền cùng hàng triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù nhiều dự án chống ngập đã được triển khai, thi công và đưa vào khai thác cùng nhiều biện pháp tháo gỡ khác nhưng đến nay vẫn chưa mang lại kết quả triệt để; nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng “cứ mưa là ngập”. Tìm lời giải cho bài toán giảm ngập ngày càng trở nên cấp thiết.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Biên Hòa cần phát triển hướng đến các tiêu chuẩn cao về đô thị xanh

Biên Hòa cần phát triển hướng đến các tiêu chuẩn cao về đô thị xanh

(Tin Môi Trường) - Chiều 24/4, Báo Đồng Nai phối hợp với UBND thành phố Biên Hòa tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, huy động nhân dân thành phố Biên Hòa xây dựng văn minh đô thị”.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI