»

Thứ năm, 25/04/2024, 04:01:55 AM (GMT+7)

Đồng bằng sông Cửu Long mất cả trăm triệu tấn phù sa mỗi năm

(12:17:38 PM 18/12/2022)
(Tin Môi Trường) - Chỉ 15 năm trước, Mekong - con sông dài nhất Đông Nam Á - đã mang khoảng 143 triệu tấn phù sa đến Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm. Nhưng khi các đập thủy điện mọc lên như nấm ở thượng nguồn, hơn 2/3 lượng phù sa trên đã bị chặn lại.

 

Đồng[-]bằng[-]sông[-]Cửu[-]Long[-]mất[-]cả[-]trăm[-]triệu[-]tấn[-]phù[-]sa[-]mỗi[-]năm

Đập Wunonglong trên sông Lan Thương (đoạn sông Mekong trên đất Trung Quốc) - Ảnh: FLICKR
 
Một phân tích dữ liệu vệ tinh của công ty viễn thám thủy sinh có trụ sở tại Đức EOMAP, Ủy hội sông Mekong và điều tra của hãng tin Reuters cho thấy vào năm 2020, chỉ khoảng 1/3 lượng trầm tích phù sa đến được vùng đồng bằng ngập lũ của Việt Nam, tức chỉ còn 47 triệu tấn phù sa/năm. 
 
Trên thực tế, đến nay lượng phù sa chảy về có thể thấp hơn nhiều - ước tính chỉ còn khoảng 32 triệu tấn/năm.
 
Với tốc độ suy giảm hiện tại, các nhà nghiên cứu ước tính vào năm 2040 vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn không tới 5 triệu tấn phù sa/năm.
 
Trải dài gần 5.000km từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông, sông Mekong là huyết mạch nuôi trồng và đánh bắt cá của hàng chục triệu người khi chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Campuchia trước khi đến Việt Nam.
 
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học và nhà môi trường đã cảnh báo tác động của các dự án xây đập ở thượng nguồn. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho sinh kế của một khu vực có khoảng 18 triệu người và thị trường gạo hàng năm trị giá 10,5 tỉ USD.
 
Đây vốn là nguồn lương thực chính cho 200 triệu người trên khắp châu Á, theo ước tính của Quỹ Bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF), hãng tin Reuters và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
 
Theo Mekong Dam Monitor, một nền tảng trực tuyến cung cấp dữ liệu thời gian thực về các con đập và tác động môi trường của chúng, nỗi lo lắng này được các quốc gia hạ lưu sông Mekong chia sẻ và Campuchia đã tạm dừng kế hoạch xây dựng 2 con đập trên sông. 
 
Trung Quốc, với mong muốn tăng cường năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào than đá, đã xây dựng ít nhất 95 đập thủy điện trên các nhánh chảy vào sông Mekong. 11 con đập khác đã được xây dựng kể từ năm 1995 trên dòng sông chính ở Trung Quốc - trong đó có 5 con đập lớn, mỗi đập cao hơn 100m. 
 
Đồng[-]bằng[-]sông[-]Cửu[-]Long[-]mất[-]cả[-]trăm[-]triệu[-]tấn[-]phù[-]sa[-]mỗi[-]năm
Sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: VIATOR
 
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này chỉ chiếm 1/5 diện tích lưu vực sông Mekong và 13,5% lượng nước chảy ra cửa sông. Đồng thời cho biết thêm rằng đã có "sự đồng thuận khoa học" về tác động tổng thể của Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong.
 
Tuy nhiên, Trung Quốc không đề cập đến sự suy giảm nghiêm trọng về mức độ trầm tích hoặc vai trò của các đập Trung Quốc trong sự suy giảm đó.
 
Phân tích do EOMAP và Reuters thực hiện lại kể một câu chuyện khác.
 
Sử dụng dữ liệu thu được từ hàng ngàn hình ảnh vệ tinh, EOMAP và Reuters đã phân tích mức độ trầm tích phù sa xung quanh 4 con đập lớn trên sông Mekong.
 
Phân tích cho thấy sự hiện diện của mỗi con đập đã làm giảm đáng kể lượng phù sa đáng lẽ phải chảy qua sông tại những địa điểm đó - bằng trung bình 81% lượng phù sa chảy qua 4 con đập.
 
Ông Marc Goichot, chuyên gia về sông ngòi của WWF tại Việt Nam, cho biết: "Các con đập đang giữ lại phù sa. Mỗi con đập giữ một lượng nhất định, vì vậy không đủ phù sa để đưa đến các vùng đồng bằng ngập lũ".
 
Ông nói: "Trầm tích phù sa và đồng bằng châu thổ có thể tự tái tạo và xây dựng lại. Nhưng tốc độ cân bằng tự nhiên đang bị thay đổi quá nhanh ở sông Mekong, điều khiến phù sa không thể phát triển theo kịp".
 
Diện tích trồng lúa đã giảm 5% chỉ trong vòng 5 năm qua. Nhiều nông dân đã chuyển sang nuôi tôm trong nước lợ như một giải pháp thay thế, thu nhập ở khu vực từng phát triển này cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
 
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng chứng kiến ​​số lượng di dân ra nước ngoài nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác của Việt Nam kể từ năm 2009, theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
(Nguồn: TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đồng bằng sông Cửu Long mất cả trăm triệu tấn phù sa mỗi năm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập

(Tin Môi Trường) - Tình trạng đường phố ngập nước sau mưa từ nhiều năm qua luôn là vấn đề nhức nhối với chính quyền cùng hàng triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù nhiều dự án chống ngập đã được triển khai, thi công và đưa vào khai thác cùng nhiều biện pháp tháo gỡ khác nhưng đến nay vẫn chưa mang lại kết quả triệt để; nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng “cứ mưa là ngập”. Tìm lời giải cho bài toán giảm ngập ngày càng trở nên cấp thiết.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI